Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục

Giáo án chuyên đề bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục sách chuyên đề học tập tin học 10 khoa học máy tinh kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VỚI CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC

BÀI 1: CẤU TẠO CHUNG CỦA ROBOT GIÁO DỤC (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cấu tạo chung của các loại robot giáo dục.
  • Biết một số robot giáo dục có trên thực tế.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thông qua các hoạt động, HS hình thành được năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, kĩ năng phát triển tư duy lôgic, kĩ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.
  • Ngoài ra, HS còn có thể phát triển năng lực sáng tạo, năng lực và kĩ năng chia sẻ, năng lực ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần.
  • Năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Máy tính cài một số phần mềm lập trình điều khiển rôbốt để nếu có điều kiện thì cho HS quan sát trực tiếp trên lớp, ví dụ các phần mềm sau: makeCode, Arduino IDE, GaraBlock, mBlock, Easycodev, Scratch…
  • Một số bảng mạch và phụ kiện:

+ Micro:bit

+ Bảng mạch Arduino UNO (hoặc bất kì bảng mạch Arduino nào khác).

+ Một số cảm biến như cảm biến siêu âm, cảm biến dò đường.

+ Một số phụ kiện khác như động cơ, pin, bánh xe,…

  • Một robot giáo dục hoàn chỉnh như G-robot, mBot, kcBot.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Hướng HS đến khái niệm robot sẽ là chủ đề chính của toàn bộ cuốn sách.

- Tạo tâm thế hứng khởi, hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.

  1. Nội dung: HS quan sát các hình ảnh liên quan đến robot, trả lời câu hỏi về chức năng của một số robot mà HS biết.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào hiểu biết của bản thân.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát các hình ảnh liên quan đến robot và trả lời câu hỏi:

Em đã từng nghe từ "robot" bao giờ chưa? Hãy kể tên và chức năng của một số robot mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

- Một số loại robot:

+ Robot công nghiệp: hỗ trợ con người trong công việc tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất.

+ Robot thám hiểm: đóng vai trò quan trọng trong việc thám hiểm những vùng con người khó tiếp cận và đặc biệt nguy hiểm.

+ Robot y tế: giúp chăm sóc sức khỏe, giám sát bệnh nhân.

+ Robot giáo dục: Áp dụng các mô hình robot trong quá trình dạy học, là công cụ cung cấp tri thức cho con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:

Robot là một trong những phát minh vĩ đại của con người từ gần 100 năm qua và không ngừng được phát triển để ngày càng thông minh hơn, hữu ích và an toàn hơn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nước, các nền công nghiệp trên toàn thế giới đang chạy đua để cải tiến và chế tạo ra những robot hiện đại nhất cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống và phục vụ sản xuất. Bài học ngày hôm nay sẽ giới thiệu cho các em về robot nói chung và robot giáo dục nói riêng – Bài 1: Cấu tạo chung của robot giáo dục.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Robot và robot giáo dục

  1. Mục tiêu: HS biết được vài nét về sự phát triển của robot và biết được sự khác nhau giữa robot và robot giáo dục.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 1, HS xung phong trả lời các câu hỏi xây dựng kiến thức bài học mới.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở:

- Vài nét về sự phát triển của robot.

- Phân biệt robot và robot giáo dục.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu đọc thông tin mục 1 SCĐ tr.5, 6 và thực hiện các yêu cầu:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vài nét về sự phát triển của robot.

+ Nhóm 2: So sánh robot và robot giáo dục.

- GV giới thiệu thêm cho HS một số nội dung về sự phát triển của robot: Lịch sử phát triển của ngành robot công nghiệp có thể chia thành 4 thế hệ như sau:

+ Thế hệ robot thứ nhất (1950 - 1967): Ở thời kì này, robot chưa có tương tác với môi trường xung quanh, các chuyển động điều khiển phần cứng còn chưa thật chính xác, chưa có chức năng điều khiển động cơ servo.

+ Thế hệ robot thứ hai (1968 - 1977): Các robot thế hệ thứ hai đã có thể làm được những công việc phức tạp và chính xác hơn nhiều so với thế hệ thứ nhất.

+ Thế hệ robot thứ ba (1978 - 1999): Các robot ở thế hệ này được đặc trưng bởi sự phát triển và mở rộng kết nối với môi trường xung quanh, tăng khả năng lập trình điều khiển thiết bị thông qua các bộ vi xử lí tốt hơn nhiều.

+ Thế hệ robot thứ tư (từ 2000 đến nay): làm được rất nhiều công việc và đảm nhiệm nhiều vai trò thay thế con người trong một số lĩnh vực.

- GV cho HS quan sát video để hiểu thêm về mô hình robot giáo dục: https://www.youtube.com/watch?v=8jo_5SEmhCg

(0:45 - 2:17)

- GV hướng dẫn HS đọc hộp kiến thức và chốt lại:

+ Robot có khả năng tự động thực hiện các hành động phức tạp và được điều khiển nhờ các chương trình máy tính.

+ Robot giáo dục là loại robot được thiết kế phục vụ mục đích giáo dục, giúp người học hiểu và thực hành những kiến thức kĩ năng về cơ khí, điện tử và điều khiển tự động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Robot và robot giáo dục

a) Vài nét về sự phát triển của robot

- Tên gọi "Automata" (máy tự động) đã có từ thời văn minh Hy Lạp, tuy nhiên, thuật ngữ "robot" chỉ mới xuất hiện vào giữa thế kỉ XX cùng với sự ra đời của ngành công nghiệp robot.

- Ngày nay, có nhiều loại robot hỗ trợ con người, thậm chí có thể thực hiện nhiều công việc thay thế con người trong nhiều lĩnh vực.

- Việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng robot vào các lĩnh vực khác nhau là nhiệm vụ của ngành công nghiệp robot.

b) Robot và robot giáo dục

- Robot hiện đại có thể được coi là cỗ máy đặc biệt có khả năng tự động thực hiện chuỗi những hành động phức tạp nhờ các chương trình điều khiển được cài đặt bên trong.

- Robot giáo dục là loại robot được thiết kế phục vụ mục đích giáo dục, giúp học sinh hiểu và thực hành những kiến thức kĩ năng về cơ khí, điện tử và điều khiển tự động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Cấu tạo và hoạt động của robot giáo dục

  1. Mục tiêu: HS biết được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của robot giáo dục hiện nay.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 để tìm hiểu cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của robot giáo dục.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở cấu tạo và nguyên lí hoạt động của robot giáo dục hiện nay.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đọc mục 2, quan sát Hình 1.1 SCĐ tr.7 và hoàn thành Hoạt động 1 theo yêu cầu:

+ Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu cấu tạo chung của robot giáo dục.

+ Nhóm 2 + 4: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của robot giáo dục.

- GV lưu ý HS trong các phần tiếp theo, để ngắn gọn ta sẽ gọi tắt robot giáo dục là robot.

- GV hướng dẫn HS tự đọc hộp kiến thức để ghi nhớ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 2, quan sát Hình 1.1, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trong phần Hoạt động 1.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Cấu tạo và hoạt động của robot giáo dục

 - Cấu tạo: Gồm ba phần chính:

+ Bảng mạch điều khiển,

+ Các cảm biến và cơ cấu nhận tín hiệu

+ Các cơ cấu chấp hành và phụ kiện tiếp nhận điều khiển.

- Nguyên lí hoạt động: Quá trình hoạt động của robot tương tự như các thiết bị xử lí thông tin gồm các bước tiếp nhận thông tin/ tín hiệu vào, xử lí và ra quyết định điều khiển.

Hoạt động 3: Nguồn điện dùng cho robot

  1. Mục tiêu: HS biết và trình bày được các loại nguồn điện và cách cấp nguồn điện và cách cấp nguồn điện cho robot giáo dục hoạt động.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 3 kết hợp quan sát các hình minh họa để nắm kiến thức, củng cố kiến thức bằng cách trả lời Câu hỏi SCĐ tr.8.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở các cách cấp nguồn điện 1 chiều cho robot.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Để robot có thể hoạt động cần cung cấp năng lượng cho các bộ phận chính của robot. Nguồn năng lượng dùng cho robot là nguồn điện 1 chiều có hiệu điện thế thấp từ 3 - 12 vôn an toàn cho người sử dụng.

- GV yêu cầu HS đọc Mục 3, quan sát Hình 1.2 SCĐ tr.7, và hoàn thành Hoạt động 2: Em hãy tìm hiểu để lựa chọn các loại nguồn điện phù hợp cho robot.

- GV hỏi thêm: Quan sát Hình 1.3 và cho biết:

+ Khi lắp pin cho robot, em cần lưu ý gì?

+ Việc cấp sai nguồn cho robot có thể dẫn đến hậu quả gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện Câu hỏi củng cố kiến thức theo nhóm đôi: Em hãy cho biết ưu, nhược điểm của việc dùng pin cấp nguồn điện cho hoạt động của robot.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 3, quan sát Hình 1.2, 1.3, thực hiện yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả Hoạt động 2.

- HS trả lời câu hỏi thêm của GV.

- HS xung phong trình bày kết quả Câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Nguồn điện dùng cho robot

- Có hai cách chủ yếu cấp nguồn điện 1 chiều cho robot:

+ Sử dụng bộ chuyển đổi điện 1 chiều hoặc lấy nguồn trực tiếp từ máy tính qua cổng USB.

+ Sử dụng các loại pin thông dụng.

- Khi lắp pin cho robot, em cần quan sát kĩ pin đúng chủng loại, lắp đúng chiều các cực âm/ dương của pin theo quy định.

- Việc cấp sai nguồn, ví dụ, điện thế quá cao có thể gây cháy/ hỏng các linh kiện điện tử hay điện thế quá thấp sẽ làm cho hoạt động của robot bị sai lệch.

- Câu hỏi (SCĐ - tr.8):

+ Ưu điểm: Pin có kích thước nhỏ gọn, tạo sự thuận tiện trong các trường hợp robot cần chuyển động.

+ Nhược điểm: Trong quá trình sử dụng, nguồn điện này sẽ bị tiêu hao, dễ dẫn tới việc không đủ điện thế và công suất làm cho robot hoạt động không ổn định và không chuẩn xác như mong muốn.

Hoạt động 4: Một số robot ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được một số robot ở Việt Nam.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 4 kết hợp quan sát các hình minh họa để biết được một số loại robot giáo dục đang có hiện nay.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở một số robot giáo dục ở Việt Nam.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát hình 1.4, 1.5 và 1.6 SCĐ tr.8 và kể tên một số loại robot tại Việt Nam những năm gần đây:

- GV lưu ý cho HS về Hình 1.5, đây chính là loại robot HS sẽ sử dụng để học các bài thực hành sắp tới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, xung phong trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. Một số robot ở Việt Nam

- Một số robot tại Việt Nam những năm gần đây là:

+ Robot mBot

+ Robot G-Robot

+ Robot KcBot.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được củng cố kiến thức về cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của robot.
  3. Nội dung: HS đọc SCĐ, dựa vào các kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS, hoàn thành các bài tập 1, 2 phần Luyện tập (SCĐ - tr.8):

Bài 1. Em hãy mô tả cấu tạo chung của robot.

Bài 2. Tại sao nói hoạt động của robot cũng tương tự với các thiết bị xử lí thông tin khác?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày kết quả.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, chỉnh sửa.

Kết quả:

Bài 1. Cấu tạo chung của robot gồm ba phần chính là: Bảng mạch điều khiển; các cảm biến và cơ cấu nhận tín hiệu; các cơ cấu chấp hành và phụ kiện tiếp nhận điều khiển.

Bài 2. Vì hoạt động của robot là quá trình lặp đi lặp lại các bước:

- Nhận các tín hiệu vào.

- Chuyển đổi tín hiệu đầu vào sang tín hiệu số.

- Chip vi điều khiển thực hiện việc tiếp nhận, xử lí dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra.

Các bước trên được thực hiện nhờ chương trình điều khiển được cài đặt bên trong robot.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được hiểu biết về tính mở của kiến trúc các robot hiện nay, tìm được thông tin về một số robot hiện nay ở Việt Nam trên Internet.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1, 2 phần Vận dụng (SCĐ - tr.8):

Bài 1. Em hiểu thế nào là tính mở của kiến trúc các robot hiện nay?

Bài 2. Em hãy tìm hiểu thông tin về một số robot hiện nay ở Việt Nam trên Internet.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày kết quả.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, chỉnh sửa.

Kết quả:

Bài 1. Tính mở của kiến trúc robot giáo dục hiện nay được thể hiện ở những đặc điểm sau:

- Cấu trúc của bảng mạch mở cho phép thiết kế và kết nối với các cơ cấu cảm biến và chấp hành khác nhau.

- Phần mềm điều khiển có mã nguồn mở và miễn phí.

- Không giữ bản quyền các sơ đồ vi mạch xử lí các nguyên lí hoạt động khác.

Bài 2. HS tự tìm thêm thông tin về robot giáo dục trên Internet.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

* Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại các kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 KHOA HỌC MÁY TÍNH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VỚI CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT VỚI MÁY TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ROBOT

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay