Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối Bài 8: Thực hành: Kiểm tra tình trạng hoạt động của robot

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 10 - Định hướng Khoa học máy tính bộ sách kết nối tri thức Bài 8: Thực hành: Kiểm tra tình trạng hoạt động của robot. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 8: THỰC HÀNH: KIỂM TRA TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ROBOT (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dùng phần mềm kiểm tra được trạng thái sẵn sàng hoạt động của robot với các thiết bị đã kết nối.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
  • Năng lực riêng:
  • HS hoàn thành các nhiệm vụ thực hành để kiểm tra được trạng thái sẵn sàng hoạt động của robot với các thiết bị đã kết nối, qua đó phát triển được năng lực giải quyết vấn đề.
  1. Phẩm chất
  • HS có thái độ tự giác, hợp tác khi thảo luận nội dung bài học.
  • HS trung thực hoàn thành đầy đủ các bài tập.
  • HS tôn trọng các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Bộ thực hành đóng gói cho mỗi HS. Một bộ thực hành cho bài này bao gồm: một bảng mạch điện điều khiển G-Robot, một cảm biến siêu âm, hai động cơ DC, một động cơ servo, một khay pin và 2 viên pin sạc.
  • Bảng tiêu chí đánh giá các nhóm HS khi hoàn thành các nhiệm vụ và bài tập vận dụng.
  • Phần mềm được cài đặt hoàn chỉnh ở các máy thực hành và một thư mục tên "TH Lắp Ráp Robot Mở Rộng" chứa các chương trình chạy sẵn trong mục nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3 của bài học.
  • Nạp chương trình viết sẵn trong mục nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3 của bài học vào robot và quan sát hoạt động.
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS ôn tập lại kiến thức về chủ đề kết nối robot với máy tính.

- Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài thực hành.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức đã học.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1: Tại sao nói hoạt động của robot cũng tương tự với các thiết bị xử lí thông tin khác?

  1. Vì hoạt động của robot là quá trình lặp lại bước nhận các tín hiệu vào.
  2. Vì hoạt động của robot là quá trình lặp lại bước chuyển đổi tín hiệu đầu vào sang tín hiệu số.
  3. Chip vi điều khiển thực hiện việc tiếp nhận, xử lí dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 2: Việc viết và nạp chương trình giải quyết những nhiệm vụ cụ thể cho robot đều được thực hiện nhờ

  1. Các phần mềm lập trình điều khiển robot.
  2. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến.
  3. Bộ nhớ của robot.
  4. Wifi và bluetooth.

Câu 3: Lệnh gán <biến nhớ> = <giá trị> có ý nghĩa:

  1. Các lệnh được thực hiện khi chạy chương trình.
  2. Nhóm lệnh được thực hiện lặp vô tận.
  3. Định nghĩa và gán giá trị cho biến nhớ.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 4: Có thể kết nối robot với máy tính qua hình thức nào?

  1. Kết nối qua hình thức có dây.
  2. Kết nối qua hình thức không dây.
  3. Đáp án A và B.
  4. Kết nối qua wifi hoặc bluetooth

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Có thể điều khiển robot giáo dục bằng kết nối không dây.
  2. Nếu quá trình nạp chương trình vào bộ nhớ của robot bị gián đoạn, em không cần thực hiện lại câu lệnh nạp chương trình từ đầu.
  3. Để chạy chương trình điều khiển đã nạp trong bộ nhớ, em cần ngắt kết nối robot với máy tính, bật công tắc nguồn cho robot hoạt động theo chương trình đã nạp.
  4. Đáp án khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào kiến thức đã học để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

Đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

A

C

C

B

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thực hàn nạp chương trình lập trình cho robot – Bài 8: Thực hành: Kiểm tra tình trạng hoạt động của robot.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Nạp chương trình kiểm tra động cơ

  1. Mục tiêu: HS cài đặt thành công phần mềm điều khiển vào máy, kết nối thành công robot với phần mềm vừa cài đặt trong máy.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ 1 theo từng bước hướng dẫn trong SCĐ.
  3. Sản phẩm học tập: HS tạo và nạp thành công chương trình kiểm tra động cơ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lưu ý cho HS, phần thực hành sử dụng bộ công cụ G-Robot Creator để minh họa.

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc, phân tích yêu cầu của nhiệm vụ 1.

- GV yêu cầu HS tiến hành thực hiện theo từng bước như hướng dẫn trong SCĐ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành theo từng bước như hướng dẫn trong SCĐ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả hoạt động.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 1. Nạp chương trình kiểm tra động cơ

- Bước 1: Khởi động phần mềm GaraBlock, chọn Sửa/ Chế độ Grobot.

- Bước 2: Tạo các câu lệnh lập trình như Hình 8.2.

- Bước 3: Kết nối bảng mạch điều khiển với máy tính bằng dây nối, chọn Kết nối/Cổng kết nối Robot (Serial)/COM3.

- Bước 4: Chọn Nạp chương trình cho GRobot.

- Bước 5: Đợi cho đến khi chương trình nạp hoàn tất.

- Bước 6: Rút dây nối khỏi bảng mạch điều khiển. Bật công tắc nguồn.

Hoạt động 2: Nạp chương trình kiểm tra cảm biến siêu âm và nạp chương trình kiểm tra động cơ servo

  1. Mục tiêu: HS biết cách nạp chương trình kiểm tra cảm biến siêu âm và động cơ servo.
  2. Nội dung: GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng bước hướng dẫn như SCĐ.
  3. Sản phẩm học tập:

- Tạo và nạp chương trình kiểm tra cảm biến siêu âm.

- Tạo và nạp chương trình kiểm tra động cơ servo.

  1. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 KHOA HỌC MÁY TÍNH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VỚI CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT VỚI MÁY TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ROBOT

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay