Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối Bài 12: Thực hành: Điều khiển robot trên sa bàn

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 10 - Định hướng Khoa học máy tính bộ sách kết nối tri thức Bài 12: Thực hành: Điều khiển robot trên sa bàn. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 12: THỰC HÀNH: ĐIỀU KHIỂN ROBOT TRÊN SA BÀN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Vận dụng được nguyên lí hoạt động của cảm biến siêu âm và cảm biến dò đường để lập trình điều khiển robot tự động di chuyển trên sa bàn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
  • Năng lực riêng:
  • Đây là bài thực hành điều khiển robot đầu tiên, HS hoàn thành các nhiệm vụ, bài tập luyện tập và bài tập vận dụng thông qua hoạt động lập trình điều khiển robot. Trong quá trình thực hiện, HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và kĩ năng lập trình kết hợp cảm biến siêu âm và cảm biến dò đường.
  1. Phẩm chất
  • HS có thái độ tự giác, hợp tác khi thực hành theo nhóm.
  • HS tôn trọng các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Sa bàn để robot di chuyển vật cản đặt trên sa bàn theo hướng dẫn của SCĐ.
  • Lắp ráp hoàn thiện robot có cảm biến siêu âm và cảm biến dò đường. Số lượng robot tùy thuộc vào số nhóm HS.
  • Bảng tiêu chí đánh giá các nhóm HS khi hoàn thành các nhiệm vụ và bài tập vận dụng.
  • Lập trình hoàn thiện chương trình kéo thả theo chương trình minh họa của nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 để dễ dàng hướng dẫn HS thực hành.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS ôn tập lại kiến thức về điều khiển robot chuyển động.

- Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài thực hành.

  1. Nội dung: HS trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức đã học.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS: Em hãy nêu sự khác biệt cơ bản giữa lập trình động cơ DC và động cơ servo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào kiến thức đã học để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

- Động cơ servo có thể lập trình điều khiển được góc xoay trong khi động cơ DC không lập trình điều khiển được chính xác góc xoay.

- Động cơ servo không thể lập trình điều khiển được tốc độ xoay trong khi đọng cơ DC có tham số để lập trình điều khiển được tốc độ xoay.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng nguyên lí hoạt động của cảm biến siêu âm và cảm biến dò đường để lập trình điều khiển robot tự động di chuyển trên sa bàn – Bài 12: Thực hành: Điều khiển robot trên sa bàn.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Lập chương trình điều khiển robot đi một vòng quanh sa bàn theo chiều ngược kim đồng hồ, xuất phát từ vị trí Bắt đầu và dừng tại vị trí Kết thúc

  1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học về cảm biến dò đường 2 mắt để điều khiển robot di chuyển chính xác theo đường đi trên sa bàn.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ 1 theo từng bước hướng dẫn trong SCĐ.
  3. Sản phẩm học tập: Robot di chuyển chính xác theo vạch kẻ đường của sa bàn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc, phân tích yêu cầu của nhiệm vụ 1.

- GV giải thích cho HS: Trong thực tế, khi được cấp cùng một nguồn hoạt động thì các động cơ DC vẫn không xoay với tốc độ bằng nhau do giữa chúng tồn tại chênh lệch về tốc độ xoay. Do vậy, em có thể điều chỉnh tốc độ của từng động cơ với các mức chênh lệch tốc độ khác nhau, ví dụ, giữ nguyên tốc độ một động cơ và tăng hoặc giảm tốc độ động cơ còn lại, sau đó chạy thử để kiểm tra kết quả và điều chỉnh cho chính xác.

- GV yêu cầu HS tiến hành thực hiện lần lượt theo từng bước như hướng dẫn trong SCĐ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành theo từng bước như hướng dẫn trong SCĐ.

- HS quan sát kết quả.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả hoạt động.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 1. Lập chương trình điều khiển robot đi một vòng quanh sa bàn theo chiều ngược kim đồng hồ, xuất phát từ vị trí Bắt đầu và dừng tại vị trí Kết thúc

- Bước 1: Lập trình cho bốn trường hợp của cảm biến dò đường

+ Trường hợp 1: khi cả hai mắt tín hiệu cảm biến dò đường cùng nằm trên đường màu đen.

+ Trường hợp 2: khi cảm biến dò đường bị lệch phải.

+ Trường hợp 3: khi cảm biến dò đường bị lệch trái.

+ Trường hợp 4: khi cả hai mắt tín hiệu cảm biến dò đường cùng nằm trên đường màu trắng.

→ Kết hợp cả 4 trường hợp trên, ta được chương trình điều khiển robot sử dụng cảm biến dò đường:

- Bước 2: Kết nối robot với máy tính và tiến hành nạp chương trình đã lập vào robot.

- Bước 3: Sau khi nạp chương trình thành công, đặt robot vào vị trí bắt đầu trên sa bàn sao cho cả hai mắt của cảm biến dò đường đều nằm trên đường màu đen. Sau đó, bấm nút chuyển đến chế độ lập trình với máy tính (vòng đèn LED màu trắng) trên mạch điều khiển của robot.

- Kết quả: Robot sẽ di chuyển từ vị trí Bắt đầu và tự động dừng lại tại vị trí Kết thúc.

Hoạt động 2: Lập chương trình điều khiển robot đi một vòng quanh sa bàn, nếu gặp vật cản thì đổi hướng di chuyển

  1. Mục tiêu: HS biết cách lập trình kết hợp giữa cảm biến dò đường và cảm biến siêu âm để robot đi theo vạch cơ bản, đổi hướng di chuyển khi phát hiện vật cản.
  2. Nội dung: GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng bước hướng dẫn như SCĐ.
  3. Sản phẩm học tập: Robot di chuyển chính xác theo vạch kẻ đường của sa bàn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc, phân tích nhiệm vụ 2.

- GV hướng dẫn HS: Em có thể sử dụng lại chương trình đã lập cho cảm biến dò đường ở nhiệm vụ 1 và lập trình cảm biến siêu âm phát hiện vật cản trong phạm vi 10 cm. Khi phát hiện có vật cản trong phạm vi 10 cm, robot đổi hướng di chuyển (có thể xoay trái hoặc xoay phải với thời gian hợp lí cho đến khi phát hiện được vạch cơ bản thì tiếp tục đi thẳng).

- GV hướng dẫn HS tiến hành lập trình lần lượt theo từng bước như hướng dẫn trong SCĐ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành lập trình điều khiển robot theo từng bước như hướng dẫn trong SCĐ.

- HS hoạt động trực tiếp trên sa bàn sau khi lập trình hoàn thành theo sự điều động và chấm điểm của GV.

- HS quan sát kết quả.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả thực hành của mình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét theo các tiêu chí trong Bảng 12.1: Phiếu đánh giá kết quả lập trình điều khiển robot (Hồ sơ dạy học).

- GV phát cho mỗi HS một phiếu đánh giá theo Bảng 4.2, yêu cầu các cá nhân tự đánh giá.

- GV cho điểm HS và tính điểm cuối cùng theo công thức mà GV đã quyết định.

- GV nhận xét chung, khen ngợi quá trình làm việc và kết quả thực hành điều khiển robot của mỗi HS, rút kinh nghiệm cho các bạn chưa hoàn thành tốt yêu cầu.

Nhiệm vụ 2. Lập chương trình điều khiển robot đi một vòng quanh sa bàn, nếu gặp vật cản thì đổi hướng di chuyển

- Bước 1: Lập trình kết hợp cảm biến dò đường và cảm biến siêu âm.

- Bước 2: Kết nối robot với máy tính và tiến hành nạp chương trình đã lập vào robot.

- Bước 3: Sau khi nạp chương trình thành công, em cần đặt robot vào vị trí Bắt đầu và đặt vật cản vào vị trí A hoặc B trên sa bàn. Sau đó bấm nút chuyển đến chế độ lập trình với máy tính.

- Kết quả: Robot sẽ di chuyển từ vị trí Bắt đầu và tự động dừng lại khi gặp vật cản trong khoảng 10 cm, khi lấy vật cản ra khỏi phạm vi 10 cm thì robot tiếp tục di chuyển và sẽ dừng lại khi tiếp tục gặp vật cản trong khoảng 10 cm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được thực hành lập trình cho robot di chuyển trên sa bàn.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành trên máy.
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
  5. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 KHOA HỌC MÁY TÍNH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VỚI CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT VỚI MÁY TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ROBOT

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay