Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối Bài 5: Phần mềm lập trình điều khiển robot

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 10 - Định hướng Khoa học máy tính bộ sách kết nối tri thức Bài 5: Phần mềm lập trình điều khiển robot. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT VỚI MÁY TÍNH

BÀI 5: PHẦN MỀM LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ROBOT (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết vai trò của phần mềm lập trình điều khiển robot.
  • Biết quy trình kết nối robot với máy tính.
  • Biết cách điều khiển robot bằng phần mềm thông qua wifi và bluetooth.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thông qua các hoạt động, HS hình thành được năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, kĩ năng phát triển tư duy lôgic, kĩ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.
  • Ngoài ra, HS còn có thể phát triển năng lực sáng tạo, năng lực và kĩ năng chia sẻ, năng lực ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần.
  • Năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình ảnh của một trong các phần mềm Garablock, Arduino IDE.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Hướng HS đến cách thức con người và máy móc giao tiếp với nhau.

- Tạo tâm thế hứng khởi, hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.

  1. Nội dung: HS đọc đoạn văn bản để kết nối với kiến thức đã biết và dẫn nhập vào bài học.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào hiểu biết của bản thân.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, con người giao tiếp với máy móc như thế nào? Em đã nghe đến phần mềm điều khiển robot bao giờ chưa? Hãy liệt kê tên một số phần mềm lập trình điều khiển robot mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

- Một số phần mềm lập trình điều khiển robot:

+ Phần mềm lập trình Arduino IDE

+ Phần mềm lập trình GaraBlock

+ Phần mềm lập trình KidsCode

...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:

Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số phần mềm lập trình điều khiển robot và cách điều khiển chúng thông qua wifi và bluetooth – Bài 5: Phần mềm lập trình điều khiển robot.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phần mềm lập trình điều khiển robot

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được ý nghĩa và vai trò của các phần mềm lập trình điều khiển robot.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 1, trả lời các câu hỏi xây dựng kiến thức bài học mới.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được khái niệm chung về chương trình điều khiển robot.

- HS thấy được vai trò của phần mềm lập trình điều khiển robot giúp người sử dụng có thể thiết kế chương trình và nạp vào bộ nhớ của robot.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu đọc thông tin mục 1 SCĐ tr.25, 26 và thực hiện các yêu cầu:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm chung về chương trình điều khiển robot.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu một số phần mềm lập trình điều khiển robot.

- GV có thể giới thiệu thêm về phần mềm GaraBlock để HS có cái nhìn tổng quan và dễ tiếp cận hơn:

+ GaraBlock là một phần mềm lập trình điều khiển robot được cài đặt trên máy tính, được thiết kế dựa trên nền tảng kéo thả Scratch, giúp chúng ta dễ dàng thao tác và làm quen với các câu lệnh lập trình cho robot.

+ Giao diện phần mềm:

+ Các khối lệnh của phần mềm GaraBlock:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Phần mềm lập trình điều khiển robot có vai trò gì?

- GV chốt lại kiến thức trong hộp ghi nhớ: Phần mềm lập trình điều khiển robot giúp tạo ra các chương trình điều khiển và nạp chúng vào bộ nhớ của robot.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS ghi nhớ kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Phần mềm lập trình điều khiển robot

a) Khái niệm chung về chương trình điều khiển robot

- Với robot, khái niệm chương trình điều khiển có thể hiểu là các chương trình được cài đặt trong bộ nhớ của robot ở trạng thái sẵn sàng thực hiện các hoạt động theo yêu cầu.

- Chương trình điều khiển robot chia làm hai loại:

+ Chương trình hệ thống do các nhà sản xuất robot phát triển và cài đặt trong bộ nhớ để hỗ trợ điều khiển robot.

+ Chương trình điều khiển robot hoạt động theo yêu cầu của người sử dụng (phần mềm ứng dụng).

b) Phần mềm lập trình điều khiển robot

- Một số phần mềm lập trình điều khiển robot: Arduino IDE, GaraBlock, KidsCode…

- Phần mềm lập trình điều khiển robot giúp tạo ra chương trình điều khiển và nạp chúng vào bộ nhớ của robot.

Hoạt động 2: Nạp và chạy chương trình điều khiển robot

  1. Mục tiêu: HS nêu được quy trình nạp chương trình vào bộ nhớ robot và chạy chương trình điều khiển robot.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 để tìm hiểu trình tự các bước nạp và chạy chương trình điều khiển robot
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở quy trình nạp chương trình vào bộ nhớ robot và chạy chương trình điều khiển robot.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SCĐ tr.26, 27 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Em hãy nêu quy trình nạp chương trình vào bộ nhớ robot.

+ Kể tên các thiết bị kết nối với nhau qua hình thức có dây và không dây mà em biết.

+ Khi đang nạp chương trình mà đột ngột ngắt kết nối robot với máy tính có thể gây ra những lỗi gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi củng cố kiến thức SCĐ tr.27: Theo em, trong quá trình nạp chương trình, nếu bị ngắt kết nối, em cần phải làm gì?

- GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức:

+ Sau khi viết xong chương trình cho robot trên máy tính, em cần thực hiện việc kết nối robot với máy tính và sử dụng phần mềm lập trình điều khiển để nạp chương trình đã viết vào bộ nhớ của robot.

+ Để chạy chương trình điều khiển đã được nạp trong bộ nhớ, em cần ngắt kết nối robot với máy tính, bật công tắc nguồn cho robot hoạt động theo chương trình đã nạp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trong phần Hoạt động 2.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Nạp và chạy chương trình điều khiển robot

 a) Nạp chương trình vào bộ nhớ của robot

- Bước 1: Kết nối robot với máy tính.

+ Kết nối qua hình thức không dây.

+ Kết nối qua hình thức có dây.

- Bước 2: Thực hiện thao tác nạp chương trình vào bộ nhớ robot.

- Các thiết bị kết nối với nhau qua hình thức có dây và không dây là:

+ Kết nối có dây: Chuột, bàn phím kết nối với máy tính; tai nghe kết nối với điện thoại; điện thoại kết nối với máy tính thông qua dây cáp USB…

+ Kết nối không dây: Chuột, bàn phím kết nói với máy tính thông qua bluetooth; tai nghe không dây kết nối với điện thoại thông qua bluetooth, điều khiển từ xa điều khiển tivi qua sóng hồng ngoại…

b) Chạy chương trình điều khiển robot

- Khi đang chạy chương trình mà đột ngột ngắt kết nối robot với máy tính có thể gây ra những sự cố sau:

+ Chương trình vừa được nạp sẽ không được lưu trên bộ nhớ robot.

+ Robot không thực hiện được chương trình vừa nạp.

- Câu hỏi (SCĐ - tr.27)

Cần kết nối lại robot với phần mềm và thực hiện lại các bước nạp chương trình.

Hoạt động 3: Kết nối điều khiển robot qua wifi và bluetooth

  1. Mục tiêu: HS nắm được quy trình điều khiển robot qua kết nối không dây.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 3 kết hợp quan sát hình minh họa để nắm kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở các bước điều khiển robot qua kết nối không dây.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 KHOA HỌC MÁY TÍNH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VỚI CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT VỚI MÁY TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ROBOT

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay