Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành

Giáo án chuyên đề bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành sách chuyên đề học tập tin học 10 khoa học máy tinh kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành
Giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính kết nối bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: BẢNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được nguyên lí hoạt động và một số bộ phận chính của bảng mạch điều khiển.
  • Biết được động cơ là cơ cấu chấp hành chính trong robot.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thông qua các hoạt động, HS hình thành được năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, kĩ năng phát triển tư duy lôgic, kĩ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.
  • Ngoài ra, HS còn có thể phát triển năng lực sáng tạo, năng lực và kĩ năng chia sẻ, năng lực ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần.
  • Năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Máy tính cài một số phần mềm lập trình điều khiển robot để nếu có điều kiện thì cho HS quan sát trực tiếp trên lớp, ví dụ các phần mềm sau: makeCode, Arduino IDE, GaraBlock, mBlock, Easycodev, Scratch…
  • Hình ảnh một số robot giáo dục hoàn chỉnh sử dụng bảng mạch chính Arduino, hình ảnh động cơ DC, động cơ servo.
  • Một số động cơ và bảng mạch G-Robot.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS biết được vai trò quan trọng của bảng mạch điện tử trong robot.

- Tạo tâm thế hứng khởi, hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.

  1. Nội dung: HS quan sát hình ảnh một số mẫu robot, thảo luận để tìm hiểu vai trò của bảng mạch điện tử đối với robot.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào hiểu biết của bản thân.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu hình ảnh của một số robot giáo dục hoàn chỉnh, các sản phẩm IoT sử dụng bảng mạch Arduino và giới thiệu: Hình 2.1 là hai mẫu robot được sử dụng để giảng dạy và thực hành. Trên các robot có nhiều dây điện kết nối các bộ phận của robot với một bảng mạch điện tử.

- GV đặt câu hỏi: Các em hãy thảo luận để tìm hiểu vai trò của bảng mạch điện tử đối với robot.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

- Đáp án: Bảng mạch điện tử có vai trò quan trọng giúp kết nối và điều khiển hoạt động của các bộ phận robot.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:

Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về nguyên lí hoạt động và một số bộ phận chính của bảng mạch điều khiển trong thiết kế robot – Bài 2: Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bảng mạch điều khiển

  1. Mục tiêu:

- HS nắm được khái niệm về bảng mạch điều khiển, cách thức hoạt động và các linh kiện thành phần cơ bản của bảng mạch điều khiển.

- Biết được cấu tạo và các linh kiện trên bảng mạch G-Robot.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 1, HS trả lời các câu hỏi trong Hoạt động 1, 2 để xây dựng kiến thức bài học mới và củng cố kiến thức bằng cách trả lời Câu hỏi (SCĐ - tr.11).
  2. Sản phẩm học tập:

- HS hiểu được cách thức hoạt động của bảng mạch điều khiển và vai trò của nó trong thiết kế robot.

- Nhận biết được bảng mạch G-Robot và chỉ ra vị trí một số linh kiện trên bảng mạch.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành Hoạt động 1 theo nhóm đôi: Thảo luận nhóm về cơ chế hoạt động của robot: Bộ phận nào là quan trọng nhất chi phối mọi hoạt động của robot?

- GV chia lớp thành các nhóm 4 - 5 HS, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1a và thực hiện các yêu cầu:

+ Nêu khái niệm, chức năng của bảng mạch điều khiển.

+ Trình bày nguyên lí hoạt động của bảng mạch điều khiển.

+ Kể tên các linh kiện cơ bản của bảng mạch điện tử và kiểu nối thường gặp của các linh kiện đó.

- GV cho HS đọc và hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức cá nhân: Theo em, bộ nhớ làm nhiệm vụ gì trong bảng mạch điều khiển của robot?

- GV cho HS đọc thông tin mục 1b, kết hợp quan sát Hình 2.2 SCĐ tr.11 và thực hiện Hoạt động 2: Hãy tìm hiểu bảng mạch điều khiển được sử dụng trong G-Robot.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Bảng mạch điều khiển

a) Bảng mạch điều khiển là gì?

- Hoạt động 1: Bảng mạch điều khiển là bộ phận quan trọng nhất chi phối mọi hoạt động của robot.

- Bảng mạch điều khiển (còn được gọi bảng mạch chính) bao gồm các bộ phận cơ bản là chip điều khiển kết hợp với bộ nhớ, các môđun vào/ra và các bộ chuyển đổi tín hiệu…

- Bảng mạch điều khiển của robot thực hiện chức năng quan trọng nhất trong robot là xử lí tín hiệu thu nhận được và đưa ra các quyết định điều khiển robot. → Bảng mạch điều khiển được coi là bộ não của robot.

- Nguyên lí hoạt động:

Bảng mạch điều khiển hoạt động theo một vòng lặp: Nhận dữ liệu → Xủ lí dữ liệu → Xuất dữ liệu cho đến khi thỏa mãn điều kiện kết thúc vòng lặp hoặc bị ngắt kết nối với nguồn điện.

- Các linh kiện cơ bản của bảng mạch điện tử và kiểu nối thường gặp:

+ Chip vi điều khiển: hàn cố định hoặc gắn được trên đế.

+ Bộ nhớ: hàn cố định hoặc cắm vào khe cắm.

+ Cổng kết nối nguồn điện: dây dẫn

+ Các cổng vào/ ra: hàn cố định.

- Câu hỏi (SCĐ - tr.11):

Bộ nhớ có nhiệm vụ: hỗ trợ việc tính toán dữ liệu, lưu trữ các chương trình, lưu dữ liệu.

b) Bảng mạch điều khiển trong robot

- Bảng mạch điều khiển của G-Robot được thiết kế dựa trên nền tảng thiết kế mở. Do đó có thể dễ dàng kết nối với các cảm biến hay các cơ cấu chấp hành và phụ kiện tiếp nhận điều khiển một cách dễ dàng, phù hợp trong môi trường giáo dục.

Hoạt động 2: Động cơ - cơ cấu chấp hành chính trong robot

  1. Mục tiêu: HS biết được một số động cơ hay dùng cho robot giáo dục, tính năng chính của từng loại động cơ và biết cách ghép nối động cơ với bảng mạch điều khiển của robot.
  2. Nội dung: HS làm quen với một số loại động cơ trong robot.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được một số động cơ hay dùng cho robot giáo dục, tính năng chính của từng loại động cơ và biết cách ghép nối động cơ với bảng mạch điều khiển của robot.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc nhiệm vụ Hoạt động 3 SCĐ tr.12: Có hai loại động cơ thường dùng cho robot là động cơ DC và động cơ servo. Thảo luận để tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai loại động cơ này.

- GV cho HS thông tin mục 2a, kết hợp quan sát Hình ảnh 2.2, 2.4 SCĐ tr.12 và trình bày tính năng của từng loại động cơ: động cơ DC, động cơ servo:

- GV chiếu hình ảnh 2 sơ đồ kết nối của 2 loại động cơ với robot để HS quan sát:

- GV trình bày và cho HS quan sát cách ghép nối động cơ DC với bảng mạch thông qua hai cổng M1, M2; động cơ servo với bảng mạch thông qua các cổng đặc biệt.

- Nếu có điều kiện, GV gọi HS lên trình bày hoặc thao tác ngay trên lớp cách ghép nối động cơ với robot giáo dục.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức 1, 2 SCĐ tr.14:

1. Vì sao các bảng mạch của robot thường có hai cổng kết nối động cơ DC?

2. Vì sao các robot lại thường có hai cổng kết nối động cơ servo?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 2, quan sát các hình, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS chú ý quan sát GV hướng dẫn cách ghép nối động cơ.

- HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi, xây dựng kiến thức bài mới.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Động cơ - cơ cấu chấp hành chính trong robot

a) Một số loại động cơ trong robot

- Động cơ DC: là loại động cơ điện 1 chiều để thực hiện các chuyển động với vận tốc không đổi trong những khoảng thời gian xác định.

- Động cơ servo:

+ Có khả nảng phản hồi vị trí cuối cùng của trục quay.

+ Trong robot, động cơ servo thường dùng để điều khiển các cử động nâng, hạ đến vị trí thích hợp.

b) Kết nối động cơ với robot

- Các bước kết nối động cơ DC (M1, M2) với robot:

+ Kết nối robot với nguồn điện.

+ Kết nối các động cơ DC M1, M2 với các cổng M1, M2.

+ Nạp lệnh điều khiển robot đi thẳng và kiểm tra hoạt động của động cơ DC M1, M2 bằng cách quan sát hai động cơ xoay cùng chiều.

- Các bước kết nối động cơ servo với robot:

+ Kết nối robot với nguồn điện.

+ Kết nối các động cơ servo với cổng giao tiếp mở rộng bằng dây nối chuẩn RJxx.

+ Nạp lệnh điều khiển động cơ servo xoay các góc 0o, 90o, 180o và kiểm tra hoạt động của động cơ servo bằng cách quan sát góc quay của động cơ servo.

- Câu hỏi (SCĐ - tr.14):

1. Vì robot cần 2 bánh xe tương ứng với 2 động cơ DC.

2. Vì 2 cổng kết nối động cơ servo cho phép chúng ta lắp ghép được một cánh tay robot đơn giản.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về:

- Nguyên lí hoạt động và một số bộ phận chính của bảng mạch điều khiển.

- Cách kết nối động cơ với robot.

  1. Nội dung: HS đọc SCĐ, dựa vào các kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
  3. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các bài tập 1, 2 phần Luyện tập (SCĐ - tr.14):

Bài 1. Tại sao lại gọi bảng mạch điều khiển là bộ não của robot?

Bài 2. Nếu chúng ta lắp động cơ bên trái vào cổng M2, động cơ bên phải vào cổng M1 thì lắp đúng hay sai? Giải thích lí do.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày kết quả.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, chỉnh sửa.

Kết quả:

Bài 1. Vì bảng mạch điều khiển đóng vai trò tiếp nhận các dữ liệu, xử lí và điều khiển các cơ cấu chấp hành dựa trên kết quả xử lí.

Bài 2. Lắp sai, robot sẽ chuyển động ngược lại với các lệnh điều khiển do vị trí động cơ bị lắp ngược. Ví dụ: robot sẽ đi lùi nếu nhận lệnh đi thẳng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1, 2 phần Vận dụng (SCĐ - tr.14):

Bài 1. Nếu robot sử dụng đèn pin để chạy động cơ DC, theo em khi nguồn điện của pin xuống thấp thì công suất của động cơ DC có bị ảnh hưởng không?

Bài 2. Truy cập Internet để tìm hiểu một số thông tin chính liên quan tới các bảng mạch điều khiển của Adruino và Microbit (vài nét về lịch sử hình thành; mục đích sử dụng; ngôn ngữ lập trình dùng cho bảng mạch đó...)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày kết quả.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, chỉnh sửa.

Kết quả:

Bài 1. Có ảnh hưởng. Công suất của động cơ DC sẽ giảm khi nguồn điện của pin giảm xuống thấp. Vì công suất là thông số cho biết lượng điện năng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian cũng sẽ giảm tương ứng.

Bài 2. HS tự truy cập Internet và tìm hiểu.

Thông tin tham khảo:

*Arduino:

- Arduino là một bo mạch vi điều khiển do một nhóm giáo sư và sinh viên nước Ý thiết kế và đưa ra đầu tiên vào năm 2005. Mạch Arduino được sử dụng để cảm nhận và điều khiển nhiều đối tượng khác nhau. Nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ lấy tín hiệu từ cảm biến đến điều khiển đèn, động cơ, và nhiều đối tượng khác. Ngoài ra mạch còn có khả năng liên kết với nhiều module khác nhau như module đọc thẻ từ, thernet shield, sim900A... để tăng khả ứng dụng của mạch.

- Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM, Atmel 32-bit… Hiện phần cứng của Arduino có tất cả 6 phiên bản, Tuy nhiên phiên bản thường được sử dụng nhiều nhất là Arduino Uno và Arduino Mega.

Cấu tạo của Arduino Uno R3

* Microbit:

- Microbit được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015. Nó đem đến giải pháp thích hợp cho trẻ em bắt đầu học những bước cơ bản về lập trình.

- Xét theo khía cạnh của kỹ thuật, Microbit được hiểu là một bảng mạch có kích thước bằng lòng bàn tay, bao gồm 25 bóng đèn LED và có thể lập trình để hiển thị ra chữ cái, số và dạng khác.

- Một số microbit phổ biến nhất hiện nay: Microbit V2, bo mạch mở rộng Microbit (Waveshare)...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

* Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại các kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 3: Cảm biến và phụ kiện dùng trong robot.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 KHOA HỌC MÁY TÍNH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VỚI CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT VỚI MÁY TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ROBOT

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay