Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 1
Dưới đây là giáo án bài: Chủ đề 4 - Ôn tập bài 1. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 1
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 14 - CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANHÔN TẬP BÀI 1
Bài đọc: Ở Vương quốc Tương Lai
Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa
Luyện viết đoạn văn tưởng tượng
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Ở Vương quốc Tương Lai.
- Nhận biết, chỉ ra được hình ảnh nhân hóa.
- Biết cách viết đoạn văn tưởng tượng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Phẩm chất:
- Có ý thức tìm hiểu, làm phong phú vốn kiến thức của bản thân.
- Vun đắp, xây dựng những ước mơ tuổi thơ.
- Chăm chỉ, tích cực học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
- Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm bốn người về viễn cảnh tương lai. HS trao đổi về các câu hỏi sau: + Em nghĩ Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai? + Em nghĩ gì về khoa học trong tương lai? + Em muốn trong tương lai sẽ có thêm những sản phẩm mới nào được phát minh? + Kể tên một số bộ phim, câu chuyện lấy bối cảnh tương lai mà em biết. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 4 – Ôn tập Bài 1:+ Bài đọc: Ở Vương quốc Tương Lai. + Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa + Luyện viết đoạn văn tưởng tượng B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc - Ở Vương quốc Tương Lai a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Ở Vương quốc Tương Lai với giọng đọc linh hoạt từng nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của nhân vật. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi một nhóm HS đứng dậy đóng vai các nhân vật trong bài và đọc to trước lớp. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát biểu được khái niệm về nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhân hóa là gì + Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì? + Có mấy kiểu nhân hóa? Kể tên? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết đoạn văn tưởng tượng. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: + Đoạn văn tưởng tượng thường gồm những gì? + Nêu các cách viết đoạn văn tưởng tượng? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 - trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Ở Vương quốc Tương Lai. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành phần Luyện từ và câu trong Phiếu học tập số 1. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi phần Luyện từ và câu vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và trả lời các câu hỏi phần viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Ở Vương quốc Tương Lai, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Xem lại các kiến thức đã học về nhân hóa. + Hoàn chỉnh phiếu bài tập số 1. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS trao đổi, thảo luận nhóm.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- HS đóng vai và đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,… của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người. + Nhân hóa giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi. + Có 3 kiểu nhân hóa. Đó là: · Lấy từ ngữ gọi người để gọi vật · Lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. · Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Đoạn văn tưởng tượng thường có: · Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng. · Các câu tiếp theo: Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện. + Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,…), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,… - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần luyện đọc (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả:
Câu 6: - Thể hiện mong muốn về một cuộc sống hạnh phúc của con người. - Thể hiện mong muốn được khám phá, nghiên cứu của con người về khoa học và công nghệ. - Thể hiện mong muốn được khám phá trái đất, có thể di chuyển bằng các phương tiện hiện đại và tân tiến nhất; mong muốn được du hành vũ trụ, khám phá và tìm ra những bí mật, đáp ứng sự ham muốn làm giàu của con người. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm và tự luận: Bài 1:
Bài 2: Những hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn: - Trăng lẩn trốn trong các tán lá xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. - Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. - Trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Bài 3: a. Sử dụng biện pháp nhân hóa mô tả quả sim như một con trâu mộng. b. Sử dụng phép tu từ nhân hóa cây nhãn như một người mẹ. Sử dụng pháp tu từ so sánh để so sánh cây nhãn như người mẹ. c. Sử dụng phép nhân hóa quả nhãn như sữa mẹ. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu (15 phút). - HS báo cáo kết quả. Câu 1: Ở bước chuẩn bị cần: - Lựa chọn câu chuyện yêu thích. - Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng. Câu 2: - Cách 1: Tả cụ thể tâm trạng nhớ mẹ của cậu bé và hành trình tìm mẹ vô cùng gian nan, cuối cùng cậu đã tìm được mẹ. - Cách 2: Kể về sự thay đổi của cậu bé khi nhận ra lỗi lầm của mình: chăm chỉ làm lụng, tự giác làm theo lời mẹ khuyên bảo trước đây,… Câu 3: - Cách 1: Mẹ cậu trở về sau nhiều ngày đi tìm con, hai mẹ con được gặp nhau trong hạnh phúc. - Cách 2: Các sự việc trong câu chuyện chỉ là do cậu bé ngủ mơ. Nêu cảm nghĩ của cậu khi nhớ lại giấc mơ đáng sợ đó. Câu 4: Những điều cần lưu ý: - Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị,… cho người đọc. - Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm