Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời bài: Ôn tập giữa học kì I
Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập giữa học kì I. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời bài: Ôn tập giữa học kì I
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 9 – ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về danh từ, động từ và tính từ
Luyện viết văn
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ, bài văn đã học (từ tuần 1 đến tuần 8), tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút; biết đọc diễn cảm lời nói của nhân vật trong bài đọc; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ.
- Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Thuộc được một số đoạn thơ đã học.
- Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.
- Làm được các bài tập cơ bản về danh từ, động từ, tính từ.
- Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt). Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Học thuộc lòng các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì I.
- Đọc trôi chảy các bài văn, câu chuyện trong nửa đầu học kì I.
- Phẩm chất:
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Bảng phụ, máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập số 1.
- Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Các bài đọc đã học trong nửa đầu kì I. + Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ. + Các dạng bài văn đã học trong nửa đầu kì I. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì I. - Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì I. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững các kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về danh từ, động từ, tính từ. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và lấy thêm ví dụ về các loại danh từ, động từ, tính từ cho HS. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết bài văn kể chuyện, bài văn thuật lại một sự việc, báo cáo thảo luận nhóm. b. Cách tiến hành - GV hệ thống lại các kiến thức về cách viết bài văn kể chuyện, bài văn thuật lại một sự việc cho HS. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần Luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về danh từ, động từ, tính từ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành các bài tập phần Luyện từ và câu trong Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi bài tập phần luyện từ và câu trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần viết văn vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Câu 1: HS kể về một hoạt động trải nghiệm thú vị ở trường. VD: Các hoạt động ngoại khóa chào mừng 20-11, 26-3…; trải nghiệm học tập thực tế, cuộc thi văn nghệ; thi đua học tập;… Câu 2: HS viết theo yêu cầu. Gợi ý: - Giờ học đáng nhớ đối với em diễn ra khi nào? Ở đâu? - Thuật lại diễn biến của giờ học đó. - Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về giờ học ấy. Vì sao nó lại là giờ học đáng nhớ của em? * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học. + Hoàn thiện bài tập trong phiếu bài tập 1. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS nêu khái niệm về danh từ, động từ, tính từ: + Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…). + Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. + Tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,… - HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành các câu hỏi (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả:
Câu 6: Nội dung của câu chuyện: Kể câu chuyện cảm động về tình bạn của Sóc và Thỏ. Câu 7: Gợi ý: HS có thể trả lời như sau: - Bài học về tình bạn. - Trân trọng tình bạn. - Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. - Hiểu về sự đáng quý của tình bạn. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút).
- HS xung phong báo cáo kết quả: Bài 1: - Danh từ: giàn mướp, bố, mặt ao, mái nhà, mầm cây, lá, màu xanh, men sứ, gió. - Động từ: bắc, lên, leo, ngóc lên. - Tính từ: mới, mảnh mai, thoăn thoắt, mềm mại, thanh mảnh, rung rinh, xanh um. Bài 2: HS tìm các từ thích hợp. VD: a. chạy, khởi động, ngồi, đứng, vươn vai, ném bóng,… b. ào ào, róc rách, rả rích,… c. sáng sớm, bình minh, hoàng hôn, trưa, chiều,… Bài 3: HS tìm thành ngữ có chứa các động từ, tính từ đã cho. Gợi ý: yếu như sên, nhanh như sóc, phi như ngựa, chậm như rùa, chạy như cờ lông công, khỏe như voi. Bài 4: HS tìm danh từ phù hợp và điền vào bảng. - Danh từ chung chỉ người: nàng, anh hùng. - Danh từ chung chỉ vật: phố, chùa, tỉnh, chân, cành trúc, chuông, canh gà, khói, chày, mặt gương, trời, nước, cơm. - Danh từ chung chỉ hiện tượng tự nhiên: gió, sương, mưa, nắng. - Danh từ riêng chỉ tên người: Tô Thị, Triệu Thị Chinh. - Danh từ riêng chỉ tên địa lí: Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tam Thanh, Nông Cống, Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ. Câu 5: Gợi ý: a. Cô giáo nhờ Lan lên lau bảng giúp cô. b. Trời mưa mỗi lúc một to. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm