Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên

Bài giảng điện tử ngữ văn 10 chân trời. Giáo án powerpoint Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời sáng tạo

Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi gợi mở: Những kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình về mái trường THCS mà mình từng theo học?

TÊN BÀI HỌC, NỘI DUNG BÀI HỌC

CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN

Nội dung bài học

  1. Tìm hiểu chung
  2. Tác giả, tác phẩm
  3. Thể thơ, bố cục và phương thức biểu đạt
  4. Ý nghĩa nhan đề
  5. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
  6. Đọc hiểu văn bản
  7. Tình cảm nhân vật trữ tình dành cho nhân vật “em”
  8. Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho thầy cô, bạn bè
  9. Cảm xúc của chủ thể trữ tình
  • Tổng kết
  1. Nội dung
  2. Nghệ thuật

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Tìm hiểu chung
  2. Tác giả tác phẩm

Câu hỏi:  Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Hoàng Nhuận Cầm và tác phẩm Chiếc lá đầu tiên.

Trả lời:

  1. Cuộc đời – sự nghiệp

- Hoàng Nhuận Cầm sinh 1952 mất 2021 quê quán Hà Nội.

- Ông được mệnh danh là nhà thơ của học sinh, sinh viên bởi có nhiều tác phẩm viết về kỉ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi.

- Ngoài việc làm thơ, ông còn viết kịch bản phim, tham gia đóng phim

  1. Tác phẩm

- Hoàng Nhuận Cầm có 1 số tập thơ nổi tiếng như: Xúc xắc mùa thu ( 1992), Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến (2007).

- Trong đó, tác phẩm Chiếc lá đu tiên được in trong tập Xúc xắc mùa thu NXB hội Nhà văn xuất bản năm 1992.

  1. Thể thơ, bố cục và phương thức biểu đạt

Câu hỏi:

+ Xác định thể thơ cùng phương thức biểu cảm chính của tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

+ Bài thơ Chiếc lá đầu tiên gồm có mấy phần? Ý nghĩa từng phần?

Trả lời:

  1. Thể thơ, bố cục và phương thức biểu đạt

- Thể thơ: tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục:

+ 2 khổ thơ đầu: nỗi nhớ về nhân vật em.

+ 4 khổ thơ tiếp theo: nỗi nhớ về ngôi trường cũ.

+ 2 khổ thơ còn lại: Cảm xúc của nhân vật trữ tình.

  1. Ý nghĩa nhan đề

Câu hỏi:

+ Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá đầu tiên gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

  1. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Chiếc lá đầu tiên” là hình ảnh biểu tượng. Nó là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu  đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên,...cho những bâng khuâng lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò. Những gì mang tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, trong trẻo, vì thế nó sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong kí ức con người.

Nhìn chung hình ảnh đầu tiên sẽ gợi cho người đọc những sự trong sáng, ngây thơ cũng những xúc cảm khó quên.

  1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Câu hỏi: Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì?

Trả lời:

Cảm xúc mãnh liệt, xuyên suốt bài thơ là niềm tha thiết nhớ trường lớp, nhớ thầy cô, là tình yêu tuổi học trò trong sáng.

  1. Đọc hiểu văn bản
  2. Tình cảm nhân vật trữ tình dành cho nhân vật “em

Câu hỏi:

+ Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho nhân vật em được thể hiện như thế nào?

+ Những hình ảnh “hoa súng tím”, “chùm phượng hồng”, “tiếng ve”…có tác dụng gì để diễn tả cảm xúc của nhà thơ?

+ Việc sử dụng đại từ nhân xưng “ anh”, “một người”, “tôi” là chỉ ai? Việc sử dụng đại từ đó có tác dụng thế nào?

Trả lời:

  • Hai câu thơ đầu là dòng hồi ức của tác giả về khoảng thời gian tươi đẹp với nhân vật em.
  • Tác giả dùng câu hỏi nhưng không cần sự hồi đáp như một sự nuối tiếc khe khẽ. “Em thấy không, tất cả đã xa rồi

=> Câu thơ thể hiện sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày ấy.

+ “Tiếng thở của thời gian” phép ẩn dụ nhẹ nhàng không cần số đếm chẳng cần cụ thể bao lâu cũng khiến cho người đọc cảm nhận được sự xa xôi, hoài niệm.

+ Hình ảnh “hoa súng tím”, “cành phượng hồng” và “tiếng ve”…những hình ảnh quen thuộc lồng ghép thật khéo để thể hiện cảm xúc của nhân vật.

  • Hình ảnh hoa súng tím như là sự đọng lại, sự dồn tự để cháy lên một lần cuối của con đường học trò sắp kết thúc.
  • Chùm phượng hồnggợi cảm giác bồi hồi, nuối tiếc làm ai đã đánh rơi những phút ban đầu.
  • Tiếng ve là âm thanh đặc trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay của lứa tổi học trò hồn nhiên
  • Tất cả các hình ảnh như “phượng hồng” , “tiếng ve”, “hoa súng tím” được tác giả nhân hóa nhằm thể hiện nỗi nhớ buồn thương da diết, và sự bâng khuâng của chủ thể về một miền kí ức học trò xa xôi.
  • Đại từ nhân xưng “ta”, “tôi” hay “anh” thực chất cũng chính là một mà thôi. Đó là chủ thể trữ tình song nó được đặt tương quan ở nhiều mối quan hệ khác nhau: anh là tương quan với em, tôi tương quan với bạn, ta….
  • Sự thay đổi tinh tế trong việc sử dụng các đại từ nhân xưng đã giúp tác giả bộc lộ cảm xúc của chính mình và nói thay tâm trạng của người khác, nhờ vậy bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người.
  • Khi thì chủ thề là anh vì muốn gửi gắm những nỗi niềm riêng tư với em –mối tình đầu; khi thì chủ thể là tôi vì muốn được chia sẻ những cảm xúc của lòng mình với bạn (tất cả mọi người, trong đó có em).
  • Khi thì chủ thể trữ tình lại là ta trong cuộc trò chuyện cùng hoa mướp, vừa là tâm tình với chính mình vừa muốn bộc lộ với những người khác. Cảm xúc trào dâng mãnh liệt vượt qua ranh giới những nỗi niềm riêng.
  • Từ người trong câu thơ “Có lẽ một người đã bắt đầu yêu” có thể hiểu là chỉ chung cho tất cả ai đang có những rung động đầu đời, những cũng có thể hiểu chính là anh, tôi, ta hay nói cách khác là chủ thể trữ tình.
  • Người” ấy đang khám phá, dự đoán cảm xúc tình yêu mới chớm nở của chính mình, của người khác được thể hiện qua cụm từ “có lẽ”
  1. Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho thầy cô, bạn bè

Câu hỏi:

+ Nỗi nhớ tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho thầy cô, bạn bè được thể hiện như thế nào?

+ Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào trong viêc khắc họa nỗi nhớ đó?

Trả lời:

Nỗi nhớ của chủ thề trữ tình dành cho trường, lớp cho thầy cô gắn liền với hình ảnh “lớp học” bâng khuâng, “sân trường”, nỗi nhớ ấy khắc khoải da diết, bồn chồn…

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 3

BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 4

BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập trang 28

BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN- TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)

Chat hỗ trợ
Chat ngay