Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

Giáo án module 3 giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách Kết nối tri thức với cuộc sống mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


TÊN BÀI DẠY: SIÊNG NĂNG – KIÊN TRÌ

Môn học/Hoạt động giáo dục: Giáo dục công dân 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC GDCD

Năng lực điều chỉnh hảnh vi

Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của siêng năng, kiên trì. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống nhằm phát huy giá trị to lớn của siêng năng, kiên trì. 

(1)

Năng lực dư duy, phê phán

Đánh giá, phê phán được những hành vi, việc làm lười biếng hay nản lòng.

(2)

Phát triển bản thân

Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về siêng năng, kiên trì theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về siêng năng, kiên trì.

(3)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ và tự học

Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì.

(4)

Năng lực giải quyết vấn đề và hợp tác

Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

(5)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Yêu nước

Tự hào về truyền thống chăm chỉ, siêng năng, kiên trì của dân tộc

(6)

Nhân ái

Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị của siêng năng, kiên trì.

(7)

Trách nhiệm

Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để phát huy truyền thống siêng năng, kiên trì . Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lười biếng, nản lòng.

(8)

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • SGK, SGV, bài tập GDCD 6
  • Tranh ảnh, clip, giấy A4, phiếu học tập và các mẩu chuyện, tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì.
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai
  • Máy tính, máy chiều, bài giảng PowerPoint,…(nếu có điều kiện)
  1. Chuẩn bị của học sinh:
  • Tài liệu SGK, SBT
  • Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. BẢNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 02 tiết/90 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động   

(5 phút)

(4) (6)

Chời trò chơi “Ai nhanh hơn” để tìm và chia sẻ các câu ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì.

Hoạt động cá nhân, vấn đáp

Bảng kiểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì

(20 phút)

(1) (4) (6) (7)

Đọc truyện Mạc Đĩnh Chi, tìm hiểu, trả lời câu hỏi để rút ra khái niệm siêng năng, kiên trì.

Hoạt động cá nhân, vấn đáp, đàm thoại gợi mở

Câu hỏi, Rubric

Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì

(20 phút)

(1) (2) (4) (5) (6) (7)

Quan sát tranh nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì và biểu hiện trái ngược với siêng năng kiên trì.

Hoạt động cá nhân, thảo luận/ Giải quyết vấn đề.

 

Quan sát, vấn đáp/ Câu hỏi, Rubric

Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

(25 phút)

(3) (8) (4) (5) (6) (7)

Đọc các tình huống, trao đổi, thảo luận, rút ra ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

Hoạt động cá nhân, thảo luận/ Giải quyết vấn đề.

 

Thảo luận, vấn đáp, rubric

Hoạt động 5: Luyện tập

(20 phút)

 (3) (4) (5) (6) (7)

Hoàn thành các nhiệm vụ sgk

Hoạt động nhóm/ Động não

Bài tập, thang đo

Hoạt động 6: Vận dụng

 (5 phút)

(3) (5) (6) (7) (8)

Hướng dẫn bài tập về nhà thực hiện :

1. Sưu tầm tấm gương, câu chuyện về siêng năng, kiên trì.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân.

Quan sát, lắng nghe

Thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (4) (6)
  2. Dự kiến sản phẩm học tập: Kết quả tìm kiếm của HS
  3. 3. Tổ chức hoạt động:

- GV công bố luật chơi: Chia lớp thành hai đội, lần lượt mỗi đội đọc một câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì. Đội nào tìm được nhanh và đúng nhiều câu hơn sẽ thắng.

- GV tổ chức cho hai đội chơi trò chơi.

- GV nêu câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được?

- HS xung phong trả lời :

+ Có chí thì nên

+ Mưu cao chẳng bằng chí dày

+ Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt: Siêng năng, kiên trì chính là chìa khóa để mở cửa những ước mơ hay chính là con đường dẫn đến thành công của mỗi người.Vậy siêng năng, kiên trì là gì? Biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì là gì? Ý nghĩa của đức tính ấy ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài 3: Siêng năng, kiên trì.

  1. Phương án đánh giá

Yêu cầu

Xác nhận

Không

 Nêu được một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính siêng năng, kiên trì

 

 

 Nêu được ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ đó

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì

  1. Mục tiêu: (1) (4) (6) (7)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Câu chuyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi” và ý nghĩa câu chuyện

- Khái niệm siêng năng, kiên trì

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV mời một HS đọc to, rõ ràng truyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi” sau đó mời HS trong lớp trả lời câu hỏi trong SGK:

a. Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?

- GV có thể nêu thêm những câu hỏi gợi ý giúp HS khai thác các tình tiết trong truyện để trả lời được câu hỏi:

b. Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc truyện và trả lời câu hỏi của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Sau phần trả lời của HS, GV nhận xét và đưa ra kết luận:

+ Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

+ Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.

I. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì

1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

a) Mạc Đĩnh Chi đã nổ lực để thi đỗ trạng nguyên: tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.

b) Em hiểu siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được nội dung câu chuyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi”

(3 điểm)

Không nêu được nội dung câu chuyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi”

 

(0 điểm)

Nêu được nội dung câu chuyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi” nhưng chưa đầy đủ

 

(2,0 điểm)

Nêu được nội dung câu chuyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi” nhưng trình bày chưa rõ ràng

(2.5 điểm)

Nêu được nội dung câu chuyện “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi” và trình bày rõ ràng, mạch lạc

(3 điểm)

2

Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

 

(5 điểm)

Không nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

 

 

 (0 điểm)

Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì nhưng chưa đầy đủ

 

 

(2.5 điểm)

Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì nhưng trình bày chưa rõ ràng

 (4 điểm)

Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(5 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

(0 điểm)

HS còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

(2 điểm)

Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì (20 phút)

  1. Mục tiêu: (1) (2) (4) (5) (6) (7)
  2. Dự kiến sản phẩm: các biểu hiện của siêng năng, kiên trì
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS cùng nhóm học tập quan sát các bức tranh trong SGK để nêu được những biểu hiện siêng năng, kiên trì và trái với siêng năng, kiên trì trong nội dung các bức tranh:

Các nhóm kể thêm biểu hiện của những tấm gương siêng năng, kiên trì khác trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát tranh và thảo luận

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Các nhóm trình bày ý kiến của mình về các bức tranh và nêu biểu hiện của siêng năng kiên trì

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV tổng hợp các ý kiến trên bảng và rút ra kết luận.

2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

a.

+ Tranh 1: biểu hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, gặp bài khó không bỏ cuộc.

+ Tranh 2: biểu hiện sự siêng năng, chăm chỉ lao động làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.

+ Tranh 3: biểu hiện siêng năng, chăm chỉ lao động, học tập của HS.

+ Tranh 4: biểu hiện sự chưa siêng năng, kiên trì trong việc chăm sóc cây.

b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:

- Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khá, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra; tự giác, chủ động thực hiện công việc; không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại; không trông chờ, ỷ lại vào người khác,...

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Mô tả được nội dung các bức tranh

 

 

(3 điểm)

Không mô tả được nội dung các bức tranh

 

(0 điểm)

Mô tả nội dung tranh những chưa đầy đủ

(2,0 điểm)

Mô tả nội dung các bức tranh nhưng chưa trình bày rõ ràng

(2.5 điểm)

Mô tả được nội dung các bức tranh và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(3 điểm)

2

Nêu được các biểu hiện của siêng năng, kiên trì

 

(5 điểm)

Không nêu được các biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì

 

 (0 điểm)

Nêu được biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì nhưng chưa đầy đủ

 

 

(2.5 điểm)

Nêu được các biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì nhưng trình bày chưa rõ ràng

 

 (4 điểm)

Nêu được các biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(5 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của các thành viên trong nhóm

 

 

(2  điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

Các thành viên còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

(2 điểm)

Hoạt động 4: Tìm hiểu về ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

  1. Mục tiêu: (3) (8) (4) (5) (6) (7)
  2. Dự kiến sản phẩm: ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một trường hợp trong SGK:

+ Nhóm 1,3,5: Nghiên cứu trường hợp 1

+ Nhóm 2,4,6: Nghiên cứu trường hợp 2

+ GV gợi ý các nhóm nghiên cứu trường hợp 1 bằng cách đưa ra một bài câu hỏi gợi mở như:

1. Hoa đã gặp khó khăn gì trong việc học tiếng Anh?

2. Hoa đã vượt qua khó khăn đó như thế nào?

3. Siêng năng, kiên trì học tiếng anh đã mang điều gì cho bạn Hoa?

4. Em rút ra bài học gì từ việc gì từ việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của bạn Hoa?

Gv gới ý các nhóm HS nghiên cứu trường hợp 2 với một số câu hỏi gợi mở như:

1. Trong cuộc sống, bạn Văn gặp khó khăn gì?

2. Bạn đã tìm cách vượt qua khó khăn đó như thế nào?

3. Siêng năng, kiên trì đã mang lại điều gì cho bạn Vân?

4. Em rút ra bài học gì từ việc rèn luyện siêng năng kiên trì của bạn Vân?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS thảo luật liệt kê, trả lời các câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và tổng kết những nội dungc hính của bài học thông qua phần chốt nội dung ở SGK nhằm giúp HS củng cố lại tri thức đã khám phá

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV tóm tắt ý kiến thảo luận của HS và kết luận về ý nghĩa của siêng năng, kiên trì:

+ Nhờ siêng năng, kiên trì, các bạn Hoa và Vân đã gặt hái được kết quả tốt đẹp trong học tập và rèn luyện thân thể

=> Siêng năng, kiên trì là chìa khóa giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống

2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Ý nghĩa:

+ Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống

+ Được mọi người tin tưởng và ý nghĩa

- Mỗi khi làm việc gì em cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ kiên trì, thực hiện nếu gặp khó khăn hãy thử bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ dở giữa chừng

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được ý nghĩa từ 2 trường hợp

 

 

(4 điểm)

Không nêu được s ý nghĩa từ 2 trường hợp

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được ý nghĩa từ 2 trường hợp nhưng chưa chắc chắn

 

(2,0 điểm)

Nêu được ý nghĩa từ 2 trường hợp nhưng chưa trình bày rõ ràng

 

(3 điểm)

Nêu được  ý nghĩa từ 2 trường hợp và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(4 điểm)

2

Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

 

(4 điểm)

Không nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

 

 

 (0 điểm)

Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì nhưng chưa chắc chắn

 

 

(2 điểm)

Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì nhưng chưa đầy đủ

 

 

 (3 điểm)

Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(4 điểm)

4

Tính chủ động, ý thức làm việc của các thành viên nhóm

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

(0 điểm)

Các thành viên còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

(2 điểm)

Hoạt động 5: Luyện tập

  1. Mục tiêu: (3) (4) (5) (6) (7)
  2. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS
  3. 3. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: GV: Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi :

+ Tranh 1 :

  • GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi :’’ Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để có kết quả học tập tốt hơn ?’’
  • GV mời một bài bạn học sinh trả lời, nhận xét và kết luận : Để có kết quả học tập tốt hơn, bạn cần giảm bớt thời gian chơi điện tử, chăm chỉ học bài và làm bài đầy đủ

+ Tranh 2 :

  • GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi : ‘‘Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì như thế nào để thực hiện ước mơ của mình’’
  • GV mời một vài HS trả lời, nhận xét và kết luận : Để thực hiện ước mơ trở thành thủ môn giỏi, bạnNam đã siêng năng, kiên trì rèn luyện thân thể, nâng cao sức khở và kĩ năng bắt bóng

Nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS xử lí tình huống:

  • GV giao cho mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống, phân chia nhân vật để sắm vai xử lí tình huống
  • Các nhóm thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống và phân công sắm vai
  • GV mời đại diện các nhóm lên sắm vai, các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi ( nếu có)
  • Gv nhận xét, đánh giá và phân tích các tình huống nhằm giúp HS rút ra bài học đối với bản thân về cách rèn luyện đực tính siêng năng, kiên trì

Tình huống 1

Bạn Hân đã đưa ra mục tiêu sẻ dự thí hùng biện bằng tiếng Anh thì cẩn kiên trì, quyết tâm thực hiện mục tiêu này. Bạn đang gặp phải khó khăn là vốn từ vựng tiếng Anh còn hạn chế, thì cẩn tìm cách vượt qua bằng cách lên kế hoạch bồi dưỡng vốn tử vựng mỗi ngày...

Tình huống 2

Bạn Hoà đã thể hiện thiếu siêng năng, kiên trì trong học tập: gặp bài khó thì ngại suy nghĩ và bỏ qua. Bạn cần rèn luyện đức tính này bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó. Mỗi khi giải được bài khó, bạn sẽ tìm thấy niểm vui của sự thành công, chắc chắn sẽ đạt được kết quả học toán ngày càng tốt hơn và nhận được sự tin yêu, nể phục của các bạn trong lớp.

  1. Phương án đánh giá

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  2. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để có kết quả học tập tốt hơn ?

 

 

 

 

2

Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì như thế nào để thực hiện ước mơ của mình?

 

 

 

 

3

Giải quyết tình huống 1

 

 

 

 

4

Giải quyết tình huống 2

 

 

 

 

Hoạt động 6: Vận dụng

  1. Mục tiêu: (3) (5) (6) (7) (8)
  2. Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS
  3. 3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS hãy xây dựng và thực hiện khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân trong cuộc sống, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thầy cô và các bạn

- GV hướng dẫn HS nêu những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân (trong học tập, rèn luyện thân thể, lao động,...) và lập kế hoạch để khắc phục nhược điểm này. GV có thể gợi ý cho HS hoàn thiện PHT 1 nếu HS có biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì

Biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì

Kế hoạch khắc phục

 

 

  1. Phương án đánh giá

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  2. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Nêu các biểu hiện siêng năng và chưa siêng năng của bản thân

 

 

 

 

2

Cách khắc phục các biểu hiện chưa siêng năng

 

 

 

 

Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3, Giáo án Công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Module 3, giáo án GDCD 6 giáo án theo module 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay