Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 7: Năng lượng điện

Giáo án Bài 7: Năng lượng điện sách Khoa học 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án khoa học 5 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 7: Năng lượng điện

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 7: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng.

  • Lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp.

  • Cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

  • Một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp.

  • Một số việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà.

  • Những việc cần làm để tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng; việc sử dụng nguồn năng lượng điện ở trường và ở nhà. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, trình bày kết quả làm việc nhóm.

  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất việc cần làm để sử dụng điện an toàn cho gia đình và những người xung quanh. 

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nêu được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, dây dẫn điện, công tắc và bóng đèn.

  • Xác định được một số vật dẫn điện và một số vật cách điện. 

  • Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp.

  • Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

  • Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp.

  • Nêu và thực hiện được một số việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà.

  • Đề xuất và trình bày được những việc cần làm để tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ (như dùng hình ảnh, sơ đồ,...) để vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện. 

3. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện, sử dụng điện an toàn và tiết kiệm khi ở trường và ở nhà.

  • Trung thực: Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh, video liên quan đến bài học. 

  • Dụng cụ thí nghiệm. 

  • Phiếu thực hành; phiếu bài tập. 

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết được tình huống sử dụng điện không an toàn. 

b. Cách tiến hành: 

- GV nêu yêu cầu rồi cho HS xem video Ổ điện tức giận

 Các em hãy quan sát hành động của bạn Bo trong video và cho biết vì sao ổ điện lại “tức giận” làm bạn Bo bị điện giật.  

- GV mời đại diện 1 HS trả lời.  

 

 

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, cần sử dụng điện như thế nào để an toàn và tiết kiệm? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 7 – Năng lượng điện.  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng

a. Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục Con ong SGK trang 32. 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi: 

1. Nêu các bộ phận có trong mạch điện thắp sáng ở hình 2. Cho biết vai trò của mỗi bộ phận đó.

2. Khi đóng công tắc (mạch kín) hay mở công tắc (mạch hở) thì đèn sáng? 

- GV mời đại diện 2 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác lắng nghe và nhận xét. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức: Mạch điện thắp sáng gồm nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn, công tắc được nối với nhau. 

- GV cho HS đọc nội dung mục Con ong SGK trang 33. 

- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện các nhiệm vụ: 

1. Mô tả cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng.

2. Nêu ví dụ về mạch điện thắp sáng mà em biết.  

- GV mời đại diện 2 nhóm trả lời. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét. 

Hoạt động 2: Thực hành mắc mạch điện thắp sáng

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về mạch điện, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn, công tắc để mắc mạch điện thắp sáng đơn giản.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 6, phát mỗi nhóm bộ dụng cụ mạch điện và yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất cách mắc mạch điện cho đèn sáng. 

- GV lưu ý HS trước khi thực hành:

+ Không để hai đầu của một dây dẫn nối trực tiếp với hai đầu của pin vì sẽ gây ra chập mạch, làm hỏng pin.

+ Điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, chỉ được làm thí nghiệm về điện với nguồn điện pin không gây nguy hiểm dưới sự hướng dẫn của cô giáo. 

- GV yêu cầu các nhóm: 

 Thực hiện mắc mạch điện theo cách đề xuất. Nếu đèn không sáng thì đề xuất cách làm khác và thực hiện. 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hành tốt.  

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Khi bật công tắc (đóng mạch) thì mạch kín, nguồn điện tạo ra dòng điện chạy trong mạch. Dòng điện qua bóng đèn làm cho đèn phát sáng. Khi tắt công tắc (ngắt mạch), mạch hở, không còn dòng điện qua bóng đèn và đèn không sáng nữa. 

Hoạt động 3: Tìm hiểu vật dẫn điện và vật cách điện 

a. Mục tiêu: HS xác định được một số vật dẫn điện và một số vật cách điện; đề xuất cách làm và làm được thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

b. Cách tiến hành: 

- GV chia lớp thành các nhóm 6, phát cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ mạch điện như các hình 3, 4, một số vật làm bằng nhôm, nhựa, đồng, sắt, thủy tinh và phiếu thực hành. 

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất cách xác định các vật đã chuẩn bị là vật dẫn điện hay cách điện. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo cách đề xuất và ghi lại kết quả vào phiếu thực hành. 

- GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả thực hành. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét chung, kết luận: Các kim loại (đồng, nhôm,...) dẫn điện; gỗ, nhựa,... cách điện.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng vật dẫn điện và vật cách điện

a. Mục tiêu: HS luyện tập xác định vật dẫn điện và vật cách điện trong một số ứng dụng thực tế; giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp. 

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát các hình 5, 6, 7 SGK trang 34 và trả lời các câu hỏi:

1. Ở mỗi vật trong các hình 5, 6, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện? Giải thích vì sao những bộ phận đó phải dẫn điện, cách điện.

 

2. Vì sao người thợ điện cần đeo găng tay khi kiểm tra, sửa chữa điện (hình 7)? 

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát chuột máy vi tính, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thảo luận trả lời câu hỏi: 

a. Hai đầu nối pin làm bằng vật dẫn điện hay cách điện? Vì sao? 

b. Theo em, khi lắp pin vào hộp đựng pin cần lưu ý điều gì? 

- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. 

 

 

 

 

 

 

- GV xác nhận ý kiến đúng. 

- GV kết luận: Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện. Các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện. 

Hoạt động 5: Thảo luận về các việc cần làm và không được làm để tránh bị điện giật

a. Mục tiêu: HS nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin “Một số quy tắc an toàn về điện” ở trang 35 SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: 

 Dựa vào thông tin “Một số quy tắc an toàn về điện”, cho biết em cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật. Vì sao?

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét.

 

 

......................

 

 

 

 

 

- HS xem video, quan sát hành động của Bo.

 

 

 

- HS trả lời:

 Bạn Bo rút sạc ipad khi tay còn đang ướt nên bạn Bo đã bị điện giật.

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung mục Con ong SGK trang 32. 

- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: 

1. Mạch điện thắp sáng gồm: 

+ Bóng đèn: thắp sáng.

+ Dây dẫn: nối các bộ phận của mạch điện với nhau và cho dòng điện. 

+ Pin: cung cấp điện giúp bóng đèn phát sáng.

+ Khóa K (công tắc): dùng để đóng, ngắt điện. 

2. Khi đóng công tắc (mạch kín) thì đèn sáng. 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS đọc mục Con ong SGK trang 33.

 

- HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ. 

 

 

 

 

 

- Đại diện HS trình bày: 

1. Mạch điện thắp sáng gồm nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn, công tắc được nối với nhau. Khi bật công tắc (đóng mạch) thì mạch kín, nguồn điện tạo ra dòng điện chạy trong mạch. Dòng điện qua bóng đèn làm cho đèn phát sáng. Khi tắt công tắc (ngắt mạch), mạch hở, không còn dòng điện qua bóng đèn và đèn không sáng nữa. 

2. Ví dụ về mạch điện thắp sáng mà em biết: mạch điện thắp sáng trong đèn bàn; mạch điện thắp sáng trong đèn xe máy, ô tô;... 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm 6 kiểm tra dụng cụ, thảo luận cách mắc mạch điện cho đèn sáng. 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thực hành. 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày cách mắc mạch điện thắp sáng: 

+ Cho hai viên pin vào ổ đựng pin, chú ý lắp 2 viên pin cùng chiều. Ở ổ lắp pin có hai dây nối, dây màu xanh (cực âm) và dây màu đỏ (cực dương). 

+ Mắc đầu dây xanh vào 1 đầu của bóng đèn, đầu còn lại của bóng đèn dùng dây dẫn nối với 1 đầu của khoá K, đầu còn lại của khoá K nối với dây màu đỏ của bộ pin. 

+ Đóng mở khoá K thì đèn sáng hoặc tắt.

- HS lắng nghe. 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tạo nhóm, kiểm tra lại dụng cụ thí nghiệm. 

 

 

- HS cách tiến hành: 

+ Cho hai viên pin vào ổ đựng pin, chú ý lắp 2 viên pin cùng chiều. Ở ổ lắp pin có hai dây nối, dây màu xanh (cực âm) và dây màu đỏ (cực dương). 

+ Mắc đầu dây xanh vào 1 đầu của bóng đèn, mắc dây đỏ vào 1 đầu của khóa K. Đầu còn lại của bóng đèn và khóa K đều lần lượt mắc 1 dây dẫn. 

+ Dùng hai kẹp dây dẫn kẹp vào hai đầu của vật làm bằng nhôm, đóng khóa K và quan sát. Thực hiện tương tự với các vật làm bằng nhựa, đồng, sắt, thủy tinh.

- HS tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào phiếu thực hành. 

 

- Đại diện nhóm trình bày: 

Vật

Kết quả

Kết luận

Đèn sáng

Đèn không sáng

Vật dẫn điện

Vật cách điện

Nhôm

ü

 

ü

 

Nhựa

 

ü

 

ü

Đồng

ü

 

ü

 

Sắt

ü

 

ü

 

Thủy tinh

 

ü

 

ü

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện HS trình bày: 

1. 

+ Hình 5: Hai chân cắm dẫn điện để điện có thể từ ổ điện truyền tải tới thiết bị điện.

Tay cầm và vỏ bọc dây dẫn cách điện để tránh bị điện giật.

+ Hình 6: Lõi dây dẫn điện; vỏ bọc dây cách điện để tránh bị điện giật và tránh chập điện.

2. Người thợ điện cần đeo găng tay cách điện khi kiểm tra, sửa chữa điện để tránh bị điện giật. 

 

 

- HS quan sát, thảo luận nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày: 

a. Hai đầu nối pin làm bằng vật dẫn điện để điện từ pin có thể cung cấp cho các thiết bị điện ở trong đồ vật.

b. Lắp pin vào hộp đựng pin cần lưu ý lắp đúng cực của pin, pin còn sử dụng được để dụng cụ hoạt động được và để tránh làm hỏng các dụng cụ điện. 

- HS lắng nghe. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin “Một số quy tắc an toàn về điện” ở trang 35 SGK và thảo luận nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày: 

+ Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc vào các bộ phận kim loại nghi là có điện để tránh bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng.

..............................

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 750k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Chat hỗ trợ
Chat ngay