Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 3: Sự biến đổi trạng thái của chất

Giáo án Bài 3: Sự biến đổi trạng thái của chất sách Khoa học 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI CỦA CHẤT

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. 

  • Ví dụ về biến đổi trạng thái của chất. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. 

  • Trình bày được ví dụ về biến đổi trạng thái của chất.

3. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

  • Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả làm việc nhóm, kết quả thực hành thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh liên quan đến bài học. 

  • Dụng cụ thí nghiệm.

  • Phiếu thí nghiệm. 

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi mở đầu kết nối vào bài học. 

b. Cách tiến hành: 

- GV chiếu hình ảnh: 

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách đặt cái que vào kem để tạo thành kem que như hình? 

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Có rất nhiều cách làm có thể đạt được kết quả, nhưng cách đơn giản, hiệu quả nhất là dựa trên một giai đoạn làm kem, liên quan tới trạng thái của chất. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các trạng thái của chất và sự biến đổi trạng thái của chất. Chúng ta cùng vào Bài 3 – Sự biến đổi trạng thái của chất. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí 

a. Mục tiêu: Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục Con ong SGK trang 16 để có kiến thức ban đầu về trạng thái tồn tại của chất. 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” để xác định trạng thái tồn tại của các vật xung quanh.

- GV phổ biến luật chơi: HS nối tiếp nhau nêu tên chất theo đúng trạng thái. Nếu nói đúng thì được “truyền điện”, chỉ bạn kế tiếp trả lời. Nếu nói sai hoặc trùng với tên chất đã nêu trước đó sẽ bị mất quyền chơi; HS trước đó được quyền chỉ bạn khác nói.

- GV quan sát HS chơi trò chơi, hỗ trợ (nếu cần).

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

- GV lưu ý: Trong thực tế, có ít chất tinh khiết tạo nên vật thể mà vật thể thường được tạo thành bởi hỗn hợp các chất. Ví dụ như sữa rửa mặt (là hỗn hợp của các chất lỏng không đồng nhất, gọi là nhũ tương) hay nước sông có phù sa (hỗn hợp chất rắn và chất lỏng, gọi là huyền phù), không khí có bụi (hỗn hợp chất rắn và chất khí) thì không phải chỉ là rắn/lỏng/khí.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 2. 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Khi cho một viên bi sắt lần lượt vào hai cốc nước khác nhau thì thấy nước trong mỗi cốc đều tăng lên cùng một lượng so với ban đầu (Hình 2a, 2b). Thí nghiệm này chứng minh đặc điểm gì của chất ở trạng thái rắn? Nhận xét về hình dạng của viên bi sắt khi để ở bên ngoài và bên trong cốc thủy tinh (hình 2c).

- GV yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả làm việc của nhóm trước lớp. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu đồng thời hình 3, 4.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Mục đích của thí nghiệm 3, 4 là gì? Em hãy nhận xét về hình dạng của nước và hình dạng của chất khí khi thay đổi đồ đựng trong các thí nghiệm này.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả làm việc của nhóm trước lớp. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định, có hình dạng của vật chứa và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, có hình dạng của vật chứa và luôn chiếm đầy vật chứa.

Hoạt động 2: Xác định trạng thái của một số chất

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về đặc điểm của chất ở các trạng thái rắn, lỏng, khí. 

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS đọc yêu cầu mục Thảo luận câu hỏi 1 SGK trang 17 và làm câu 4, Bài 3 VBT.

- GV chữa bài, cho HS cả lớp cùng nêu kết quả bằng cách: Mỗi ô HS sẽ cùng đưa tay ra kí hiệu: Có thì giơ tay phải làm dấu like; không thì bắt chéo hai tay trước ngực.

- GV chiếu bảng và điền kết quả sau khi thống nhất với HS, chụp lại ảnh kết quả HS tự chữa vào VBT (đính kèm dưới hoạt động).

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn, thực hiện yêu cầu mục Thảo luận, câu hỏi 2 SGK trang 7 trong 2 phút: Nêu thêm một số chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

- GV mời đại diện các nhóm treo kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm HS đánh giá chéo, chỉ ra các câu trả lời còn thắc mắc hoặc chưa chuẩn.

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm trình bày đẹp, khoa học (cho dù nội dung có thể còn chưa đúng toàn bộ).

- GV chiếu đồng thời bảng kết quả mục Thảo luận, câu hỏi 1, trang 17 và mục Chìa khóa SGK trang 18, yêu cầu tất cả HS đọc mục Chìa khóa.

- GV gọi 3 HS rà soát, so sánh từng nội dung đặc điểm của chất trong mục Chìa khóa SGK trang 18 với bảng kết quả.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự biến đổi trạng thái của chất

a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất. 

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ sự biến đổi trạng thái của nước theo SGK Khoa học 4.

- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: Chọn từ chỉ quá trình thay vào dấu (?) trong sơ đồ cho phù hợp.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm bốn, trả lời câu hỏi: Sử dụng các từ ngữ: bay hơi, nóng chảy, đông đặc để nói về sự biến đổi trạng thái của các chất trong hình 5.

- GV chữa bài: Khi GV gọi từng quá trình (ví dụ: (1) là quá trình....) thì nhóm viết nhanh kết quả vào bảng con và giơ lên. Nhóm giơ đúng và nhanh nhất cả bốn quá trình là nhóm chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên bố đội thắng.

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích vấn đề thông qua hoàn thành câu 2, mục Quan sát: Các chất trong hình 5 biến đổi trạng thái nhờ yếu tố nào?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, nêu đáp án: Nhờ yếu tố nhiệt độ. Tăng nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ thích hợp tác động vào chất sẽ tạo nên sự biến đổi trạng thái chất (mỗi chất khác nhau có sự chuyển trạng thái ở các nhiệt độ khác nhau).

Hoạt động 4: Thực hành tìm hiểu sự biến đổi trạng thái của chất

a. Mục tiêu: Tiến hành được thí nghiệm về sự biến đổi trạng thái của chất.

b. Cách tiến hành:

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

- HS trả lời: Khi kem trong khuôn còn ở thể lỏng, ta đặt que vào chính giữa khuôn rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Kem đông lại sẽ được que kem như hình. 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài: Mỗi chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, trạng thái lỏng hoặc trạng thái khí.

- HS tham gia trò chơi.

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

- HS nêu trạng thái của một số vật xung quanh, ví dụ: trạng thái rắn: sắt, thép, gỗ,....

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS chia nhóm, quan sát hình.   

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận: Chất ở trạng thái rắn có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

- HS lắng nghe, ghi bài.

- HS quan sát hình. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm, thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và đưa ra câu trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài. 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, ghi câu trả lời vào bảng nhóm.

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm: 

+ Các chất ở thể rắn: Cát, đường, nhôm, sắt, muối ăn, …

+ Các chất ở thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng,…

+ Các chất ở thể khí: Hơi nước, khí các-bô-nic,…

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS quan sát và thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

- HS rà soát, so sánh.

 

 

 

 

- HS quan sát hình. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời: Hơi nước ngưng tụ thành nước, nước đông đặc thành đá, đá nóng chảy thành nước, nước bay hơi tạo hơi nước.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trình bày: (1) nóng chảy; (2) đông đặc; (3) đông đặc; (4) bay hơi.

 

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài vào câu 5 VBT.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay