Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt
Giáo án Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt sách Khoa học 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG
BÀI 5: NĂNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Một số nguồn năng lượng thông dụng và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày.
Một số nguồn năng lượng chất đốt và vai trò của chúng trong đời sống và sản xuất.
Biện pháp phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
Việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng chất đốt.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tìm hiểu về năng lượng, năng lượng chất đốt và việc sử dụng chúng trong cuộc sống; chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất cách sử dụng nguồn năng lượng chất đốt mà không gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày.
Nêu được một số nguồn năng lượng chất đốt và vai trò của chúng trong đời sống và sản xuất.
Trình bày được biện pháp phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng chất đốt.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nêu được nguồn năng lượng chất đốt với hiểu biết ban đầu. b. Cách tiến hành: - GV chiếu hình ảnh: - GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Nguồn năng lượng nào tạo hơi ấm cho các bạn? - GV dẫn dắt vào bài học mới: Có những nguồn năng lượng chất đốt nào và chúng được sử dụng như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở Bài 5 – Năng lượng và năng lượng chất đốt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguồn năng lượng phổ biến a. Mục tiêu: Nêu được một số nguồn năng lượng phổ biến và ứng dụng của chúng trong đời sống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình sau. - GV nêu câu hỏi: Em hãy kể tên hoạt động của con người, máy móc, phương tiện trong mỗi hình trên. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. - GV yêu cầu HS từ những thông tin được cung cấp và kiến thức thực tế, cho biết: Nêu nguồn cung cấp năng lượng cho mỗi hoạt động trong hình. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Mặt Trời, điện, các chất đốt (như xăng, dầu,…), nước chảy, gió, thức ăn,… là những nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, máy móc,…. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn năng lượng thông dụng ở địa phương a. Mục tiêu: Trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng ở địa phương và việc sử dụng các nguồn năng lượng đó hằng ngày. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu HS quan sát các hình sau. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, từ hình trên và kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Trình bày một số nguồn năng lượng thông dụng ở địa phương em và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. Hoạt động 3: Tìm hiểu về năng lượng chất đốt a. Mục tiêu: Nêu được một số chất đốt và vai trò của chúng trong đời sống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình sau. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Nêu một số chất đốt được sử dụng trong các hình trên và cho biết vai trò của chúng. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. - GV mời đại diện một HS đọc mục Em có biết SGK trang 25 để tóm tắt những kiến thức đã học có thêm kiến thức về nguồn gốc của một số loại chất đốt. Hoạt động 4: Tìm hiểu về lợi ích của một số loại chất đốt a. Mục tiêu: Nêu được lợi ích của một số loại chất đốt và ứng dụng của chất đốt trong cuộc sống. b. Cách tiến hành:
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời: Các bạn trong hình đang sưởi ấm. Năng lượng từ lửa khi đốt củi đã tạo hơi ấm cho các bạn. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Hình 1: Cả gia đình đang ăn cơm. + Hình 2: Bạn nam đang phơi quần áo. + Hình 3: Quạt đang quay. + Hình 4: Bánh xe nước. + Hình 5: Thuyền buồm đang đi ngoài biển. + Hình 6: Xe máy đang bơm xăng. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Nguồn cung cấp năng lượng: + Hình 1: Thức ăn. + Hình 2: Mặt trời. + Hình 3: Điện. + Hình 4: Nước. + Hình 5: Gió. + Hình 6: Xăng. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời, ví dụ: Một số nguồn năng lượng thông dụng ở địa phương em: + Thức ăn ⇒ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của con người. + Chất đốt ⇒ làm chín thức ăn; cung cấp năng lượng cho xe máy, ô tô,... hoạt động. + Điện ⇒ cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị (quạt, điều hòa, ti vi,...) hoạt động. ... - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS đọc bài.
- HS quan sát hình.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây