Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hóa học của chất
Giáo án Bài 4: Sự biến đổi hóa học của chất sách Khoa học 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hóa học của chất
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC CỦA CHẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS trình bày được:
Một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.
Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản về biến đổi hóa học.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án.
Máy tính, máy chiếu.
Các hình ảnh, video liên quan đến bài học.
Các thẻ đáp án (A, B, C, D).
Phiếu thực hành và dụng cụ thí nghiệm.
2. Đối với học sinh:
SHS, vở ghi.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú tìm hiểu bài mới của HS. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS thảo luận câu hỏi khởi động SGK 20: Nêu một số cách em có thể làm để biến đổi một tờ giấy. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học: Bài 4. Sự biến đổi hóa học của chất. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sự biến đổi hóa học. a. Mục tiêu: HS trình bày được sự biến đổi hóa học trong trường hợp đơn giản. b. Cách tiến hành: - GV cho HS xem video cho vôi sống vào nước (0.15s – 2.00s). - GV mời 1 HS nhận xét sự biến đổi của vôi sống sau khi xem xong video.
- GV nhận xét: Đây là sự biến đổi hóa học. Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa. - GV cung cấp thông tin kiến thức về sự biến đổi hóa học: + Chất ban đầu sẽ biến đổi thành chất khác khi xảy ra biến đổi hóa học. + Một số dấu hiệu của sự biến đổi hóa học có thể nhận thấy như biến đổi màu sắc, thay đổi mùi vị, có khí được tạo thành, xuất hiện vẩn đục,… - GV yêu cầu HS từ định nghĩa về sự biến đổi hóa học, thảo luận nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ sau: Sự biến đổi của đường trong trường hợp nào dưới đây là biến đổi hóa học và trường hợp nào không phải biến đổi hóa học? Vì sao? + Trường hợp 1: Hòa tan đường trong nước + Trường hợp 2: Đun nóng đường đến khi đường đổi màu sắc và có mùi khét. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp trình bày kết quả thảo luận. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - GV liên hệ với phần khởi động, đặt câu hỏi: Vậy mảnh giấy bị xé vụn có phải là sự biến đổi hóa học không? Tại sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt và chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: Thực hành, thí nghiệm. a. Mục tiêu: HS thực hành được một số thí nghiệm đơn giản về sự biến đổi hóa học. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm nhóm một phiếu thực hành và một bộ dụng cụ Thí nghiệm 1. Tìm hiểu sự biến đổi của gạo và Thí nghiệm 2. Tìm hiểu sự biến đổi của vỏ trứng. - GV hướng dẫn HS cách tiến hành các thí nghiệm như trong phiếu thực hành. - GV mời đại diện 1 – 2 HS dự đoán hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc ở thí nghiệm 2.
- Mỗi thí nghiệm, GV cho các nhóm 3p thực hành. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần thiết. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành các câu hỏi thảo luận trong phiếu thực hành sau khi làm xong các thí nghiệm. - GV mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu thực hành.
- GV nhận xét chung, chốt lại đáp án đúng, tuyên dương các nhóm thực hành tốt. - GV cho HS xem thêm video về thí nghiệm cho quả trứng vào giấm ăn. Hoạt động 3: Một số ví dụ về sự biến đổi hóa học. a. Mục tiêu: HS trình bày được một số ví dụ đơn giản về sự biến đổi hóa học. b. Cách tiến hành:
|
- HS thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi khởi động.
- HS trả lời: Một số cách làm biến đổi một tờ giấy: Gấp, cắt nhỏ, vò, đốt,… - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS xem video.
- HS nêu hiện tượng: Vôi sống khi thả vào nước đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi chép nội dung kiến thức về sự biến đổi hóa học.
- HS nhóm đôi suy nghĩ hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trả lời: Sự biến đổi của đường trong trường hợp 2 là sự biến đổi hóa học vì dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác. - HS chữa bài. - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
- HS trả lời: Xé giấy không phải là sự biến đổi hóa học vì mảnh giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tạo nhóm, nhận phiếu thực hành và bộ dụng cụ hóa chất 2 thí nghiệm.
- HS chú ý lắng nghe để nắm được cách thực hiện. - HS dự đoán hiện tượng: + Cốc A (vỏ trứng trong giấm): Có sự biến đổi hóa học. + Cốc B (vỏ trứng trong nước): Không có sự biến đổi hóa học. - Các nhóm thực hiện các thí nghiệm.
- Các nhóm hoàn thành câu hỏi thảo luận trong phiếu thực hành.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu thực hành: Thí nghiệm 1: + Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi hình dạng so với hạt gạo chưa nghiền. + Gạo và cơm có màu sắc giống nhau (màu trắng); mùi, vị khác nhau. + Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi hóa học. Thí nghiệm 2: Vỏ trứng 1 ở cốc A bị biến đổi hóa học vì có khí được tạo thành, vỏ trứng biến đổi tính chất khi cho giấm ăn vào. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS xem video.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây