Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 15: Tính chất chung của kim loại

Giáo án bài 15: Tính chất chung của kim loại sách Khoa học tự nhiên 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 15: Tính chất chung của kim loại

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHẦN 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI

BÀI 15. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tính chất vật lí của kim loại.

  • Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.

  • Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...).

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 

  • Nêu được tính chất vật lí của kim loại.

  • Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.

  • Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...).

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh về kim loại và ứng dụng của kim loại trong đời sống, video về một số phản ứng hóa học của kim loại, phiếu bài tập. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất của kim loại trong hình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về các vật dụng được làm từ kim loại:

- GV nêu câu hỏi: Em hãy quan sát và cho biết các vật dụng trên được làm từ kim loại nào?

- GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Em hãy cho biết tính chất của các vật dụng được làm từ vật liệu kim loại trong hình?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

Vật dụng

Kim loại sử dụng

Tính chất 

Xoong

Nhôm

Dẫn nhiệt

Dây dẫn điện

Đồng

Dẫn điện

Khung cửa sổ

Sắt

Tính dẻo

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Kim loại có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ khi được phát hiện, kim loại đã được khai thác và ứng dụng trọng mọi mặt của cuộc sống. Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, đồng thời tìm hiểu thêm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 15 – Tính chất chung của kim loại. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tính chất vật lí của kim loại

a. Mục tiêu: HS trình bày được các tính chất vật lí chung của kim loại; xác định được ứng dụng của các kim loại trong đời sống dựa trên tính chất vật lí nào.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 77 – 79 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất vật lí chung của kim loại; nêu được các ứng dụng của kim loại tương ứng với tính chất vật lí nào.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tính dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát Hình 15.1.

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong mục Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận SGK trang 77: Các vật dụng trong hình 15.1 được chế tạo dựa trên tính chất vật lí nào của kim loại?

- GV giới thiệu cho HS: Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, Fe,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận:

Các vật dụng trong hình được chế tạo dựa trên tính dẻo của kim loại. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính dẻo của kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tính chất vật lí của kim loại

1. Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo dài thành sợi hoặc dát mỏng.

- Ứng dụng: Dùng để tạo các đồ vật như hộp đựng thức ăn bằng nhôm, dây đồng, giấy nhôm bọc thực phẩm,….

- Ví dụ:

- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.

 

Nhiệm vụ 2: Tính dẫn điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát Hình 15.2.

Hình 15.2. Thí nghiệm về tính dẫn điện 

của kim loại

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong mục Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận SGK trang 78: Quan sát hình 15.2, nêu hiện tượng trước và sau khi chạm hai đầu dây dẫn A và B vào mẩu kim loại. Giải thích.

- GV cho HS quan sát Hình 15.3.

Hình 15.3. Dây cáp điện được làm từ nhôm

- GV mở rộng kiến thức cho HS: Thực tế, người ta chủ yếu sử dụng Cu và Al làm dây dẫn điện vì chúng dẫn điện tốt và có giá thành rẻ hơn so với Ag, Au.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận:

+ Trước khi chạm hai đầu dây dẫn vào mẩu kim loại, đèn không sáng.

+ Sau khi chạm hai đầu dây dẫn vào mẩu kim loại, đèn sáng. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính dẫn điện của kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tính dẫn điện

- Kim loại có tính dẫn điện.

- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al,…

- Ví dụ:

Đồng, nhôm thường được sử dụng làm dây dẫn điện

 

Nhiệm vụ 3: Tính dẫn nhiệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát Hình 15.4.

Hình 15.4. Hơ nóng sợi dây nhôm

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với liên hệ thực tế, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Em có cảm thấy nóng tại vị trí cầm dây nhôm không? Từ đó, em có kết luận gì về tính chất của dây nhôm trong thí nghiệm?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập 1 SGK trang 78: Dự đoán khả năng dẫn nhiệt của các kim loại Cu, Al, Fe và Ag theo chiều giảm dần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Khi hơ nóng một sợi dây nhôm trên ngọn lửa đèn cồn, mặc dù tay cầm một đầu dây nhôm không tiếp xúc với ngọn lửa nhưng ta vẫn cảm nhận có hiện tượng nóng lên.

+ Như vậy, dây nhôm đã truyền nhiệt từ ngọn lửa tới tay người. Dây nhôm có khả năng dẫn nhiệt. 

* Trả lời Luyện tập 1:

+ Vì các kim loại dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt nên ta có thể sắp xếp các kim loại đã cho theo chiều giảm dần về khả năng dẫn nhiệt như sau: Ag, Cu, Al, Fe.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính dẫn nhiệt của kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tính dẫn nhiệt

- Kim loại có tính dẫn nhiệt.

- Các kim loại khác nhau thường có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.

- Ứng dụng: Một số kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ nấu ăn.

- Ví dụ:

Nhôm thường được dùng để làm xoong vì khả năng dẫn nhiệt tốt

 

Nhiệm vụ 4: Ánh kim

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về bề ngoài của trang sức được làm từ vàng trong hình (bề mặt của trang sức có sáng lấp lánh hay không,…)?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 15.5.

Hình 15.5. Vòng tay được làm từ kim loại vàng, bạc

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận SGK trang 79: Em hãy cho biết màu sắc và vẻ sáng của đồ trang sức trong Hình 15.5.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Bề mặt trang sức trong hình có vẻ sáng lấp lánh. 

* Trả lời Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận:

+ Màu sắc của trang sức trong hình có màu giống với màu của kim loại tạo nên chúng.

+ Các trang sức trong hình đều có vẻ sáng lấp lánh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính ánh kim của kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Ánh kim

- Kim loại có tính ánh kim.

- Ứng dụng: Dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

- Ví dụ:

 

 

Nhiệm vụ 5: Một số tính chất vật lí khác của kim loại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 79, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 

+ Nhóm 1: Để so sánh xem kim loại nào nặng hay nhẹ hơn kim loại khác, ta sử dụng tính chất vật lí nào? Dựa vào bảng trên, hãy cho biết Na nặng hơn kim loại nào?

+ Nhóm 2: Theo em, nhiệt độ nóng chảy là gì? Cho các kim loại gồm K, Na, Rb. Tại 64oC, kim loại nào bị nóng chảy?

+ Nhóm 3: Dựa vào bảng trên, hãy cho biết các kim loại khác nhau có độ cứng giống nhau hay không? Vật chất được dùng để làm chuẩn cho độ cứng của các kim loại trong bảng trên là gì?

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Em có biết SGK trang 79 để mở rộng kiến thức.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Nhóm 1: Để so sánh kim loại này nặng hay nhẹ hơn kim loại khác, ta sử dụng khối lượng riêng. Na nặng hơn Li và K.

+ Nhóm 2: Nhiệt độ nóng chảy của một kim loại là nhiệt độ mà tại đó kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Tại 64oC, K và Rb bị nóng chảy. 

+ Nhóm 3: Các kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau. Kim cương được dùng làm chuẩn trong thang độ cứng trong bảng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về một số tính chất vật lí khác của kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Một số tính chất vật lí khác của kim loại

* Khối lượng riêng

- Để biết kim loại này nặng hay nhẹ hơn so với kim loại khác, người ta so sánh giá trị khối lượng riêng của chúng.

* Nhiệt độ nóng chảy

- Nhiệt độ nóng chảy của một kim loại là nhiệt độ mà tại đó kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

* Tính cứng

- Các kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau.

- Các kim loại mềm (K, Na,…) có thể dùng dao cắt được. Kim loại cứng nhất là Cr.

 

Hoạt động 2. Tính chất hóa học 

a. Mục tiêu: HS nêu được các tính chất hóa học chung của kim loại, viết được phương trình hóa học tương ứng; vận dụng được kiến thức đã học để giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống.

b. Nội dung: HS quan sát video minh họa phản ứng hóa học của kim loại, đọc thông tin trong SGK trang 80 – 82 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất hóa học chung của kim loại, vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

d. Tổ chức hoạt động:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CÁNH DIỀU - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ, HYDEOCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: LIPID - CARBOHYDRATE-PROTEIN-POLYMER 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CÁNH DIỀU - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ, HYDEOCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: LIPID - CARBOHYDRATE-PROTEIN-POLYMER

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT 

Chat hỗ trợ
Chat ngay