Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giáo án bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

(2 tiết) 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi truường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong một số tình huống đơn giản thường gặp về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dântrong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức hành vi: 

+ Hiểu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân  trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân  trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân  trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • Điều chỉnh hành vi: 

+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: 

+ Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của mình và của người khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tích cực, tự giác chấp hành theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.100 về quyền và nghĩa vụ của công dân  trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.100 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết các chủ thể trong hình ảnh dưới đây đang thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân. 

BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Các chủ thể trong hình ảnh đó đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Môi trường, tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và sự phát triển của đất nước. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hiện nay, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Vì vậy, mỗi công dân cần tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng ngôn ngữ, trao đổi, thảo luận, nghiên cứu thông tin và trường hợp để xác định các quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và hành vi vi phạm về quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, tình huống trong SGK tr.101 để thực hiện các yêu cầu.

GV rút ra kết luận về quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), đọc trường hợp, thông tin trong mục 1 SGK tr.101 và trả lời các câu hỏi:

Trường hợp. Vào vụ mùa, trên cánh đồng của thôn B các hộ gia đình đã sử dụng máy cuộn rơm để thu gom mang về sử dụng hoặc bán nhằm mang lại thu nhập cho gia đình. Nhưng ông H lại không thu gom rơm mà đốt ngay trên cánh đồng làm khói bay mù mịt và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông. Khi được ông T trưởng thôn đến nhắc nhở và yêu cầu không được đốt rơm trên cánh đồng thì ông H không nhất trí và cho rằng mình có quyền đốt thoải mái và không có quy định nào xử phạt về hành vi này.

 

Thông tin

1. Hiến pháp năm 2013

Điều 43. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường (Trích)

1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng (Trích)

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Điều 163. Khiếu nại, tố cáo về môi trường

1. Tổ chức, các nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo. 

a) Em hãy xác định các quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thể hiện qua mỗi thông tin trên.

b) Theo em, các hộ gia đình trong trường hợp trên đã thực hiện quyền nào trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

c) Em hãy nhận xét hành vi của ông H. Hành vi đó có thể dẫn đến tác hại và hậu quả như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

a) Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có quyền:

+ Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm;

+ Khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

+ Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật,

+ Tham gia các hoạt động và giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định;

+ Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

b) Các hộ gia đình trong tình huống trên đã thực hiện quyền khai thác và tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

c) Hành vi của ông H làm ảnh hưởng đến môi trường sống, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Hành vi đó tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV đưa ra kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có quyền:

- Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm;

- Khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; 

- Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

- Tham gia các hoạt động và giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định;

- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi, thảo luận về các thông tin, tình huống để xác định nội dung quy định của pháp luật và hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trường hợp, tình huống trong SGK tr.102 - 103 để thực hiện các yêu cầu.

GV rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc và thảo luận các tình huống, thông tin của mục 2 trong SGK tr.102 - 103 để trả lời các câu hỏi:

Tình huống 1. Phát hiện nhà máy của ông P đã xả nước thải trực tiếp chưa qua xử lí ra môi trường, nhưng bà K đã không báo cáo chính quyền địa phương mà chỉ chia sẻ với các thành viên trong gia đình. Ông M là chồng của bà K cho rằng, nếu có đầy đủ các thông tin và bằng chứng vi phạm của nhà máy thì nên gửi cho chính quyền để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, bà K lại không đồng ý với lí do sợ ông P biết sẽ trả thù gia đình mình.

 

Tình huống 2. Gia đình chị G có mở một cửa hàng ăn ở địa phương. Do lượng khách đông nên số rác thải xả ra hằng ngày rất nhiều. Trong quá trình thu gom, chị G muốn tiết kiệm thời gian nên đã yêu cầu nhân viên đổ hết rác thải vào các bao chứa và đưa đến nơi tập kết. Tuy nhiên, mẹ chị G lại khuyên con nên để nhân viên phân loại trước khi xả thải.

 

Thông tin 1

Điều 60. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân (Trích)

1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định; 

b) Giảm thiểu, xử lí và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải theo quy định của pháp luật; 

đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.

Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng (Trích)

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng. 

Điều 159. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư (Trích)

1. Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có quyền yêu cầu chủ dự án đầu tư, cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường;...

 

Thông tin 2. Tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở tỉ lệ rất cao, qua thanh tra, có 70% khu công nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, 60% khu công nghiệp không có hệ thống xử lí nước thải. Không ít các Sở Tài nguyên và Môi trường chưa chấp hành nghiêm, chưa thực hiện tốt trách nhiệm của các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở thuộc thẩm quyền quy định của pháp luật. Cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp, nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lí nước thải tập trung; các cụm công nghiệp còn lại, hoặc các cơ sở sản xuất tự xử lí nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường.

(Theo Trần Văn Duy, Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), Thực tiễn kiểm tra, thanh tra và xử lí vi phạm luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và một số giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện, Tạp chí Nghề luật, số 7/2021, trang 7)

a) Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong hai tình huống trên. Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của vợ ông M và mẹ chị G không? Vì sao? 

b) Em hãy xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong thông tin bên. Hành vi đó có thể dẫn đến tác hại và hậu quả gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

a) Nhận xét hành vi, việc làm của các chủ thể trong từng tình huống:

+ Tình huống 1:

  • Hành vi xả nước thải trực tiếp chưa qua xử lí ra môi trường của nhà máy của công P là không đúng, vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • đêm 

  • Việc ông M là chồng của bà K cho rằng nếu có đầy đủ các thông tin và bằng chứng vi phạm của nhà máy thì nên gửi cho chính quyền để có các biện pháp can thiệp kịp thời là đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • Em không đồng ý với việc bà K đã không báo cáo chính quyền địa phương mà chỉ chia sẻ với các thành viên trong gia đình vì sợ bị trả thù. Lí do, việc làm và suy nghĩ đó sẽ làm cho môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm và ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người dân ở địa phương.

+ Tình huống 2:

.....................

2. Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có nghĩa vụ:

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Đóng góp nghĩa vụ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

- Người vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường và tài nguyên có thể bị xử lí hành chính, dân sự, hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 3: Bảo hiểm
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 4: An sinh xã hội

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

GIÁO ÁN WORD PHẦN 2. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

II. GIÁO ÁN POWERPOINT GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 1. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 3: Bảo hiểm
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 4: An sinh xã hội

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 2. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa (P2)
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế (P2)
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế (P2)
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế (P2)

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P2)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P3)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Khái niệm Luật Doanh nghiệp
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2 Phần 2: Nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2 Luyện tập - Vận dụng

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 1: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 2: Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước và biện pháp, chính sách đang áp dụng trong thực tế ...
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 3: Thành tựu, hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 4: Công dân toàn cầu và các vấn đề hợp tác quốc tế, giải quyết xung đột quốc tế về kinh tế ...
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Luyện tập - Vận dụng

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chat hỗ trợ
Chat ngay