Giáo án powerpoint dạy thêm Toán 8 chân trời Chương 3 Bài 4: Hình bình hành – Hình thoi
Tải giáo án Powerpoint dạy thêm Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 4: Hình bình hành – Hình thoi. Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tài về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.
Xem: => Giáo án toán 8 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm toán 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY
BÀI 4:
HÌNH BÌNH HÀNH – HÌNH THOI
DẠNG 1: Chứng minh tứ giác là hình bình hành, hình thoi
Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Tia phân giác của góc A cắt CD tại M. Tia phân giác góc C cắt AB tại N. Hỏi hình AMCN là hình gì? Vì sao?
Vì (NAM) ̂=1/2 A ̂, (MCN) ̂=1/2 C ̂
Mà A ̂=C ̂ (góc đối hình bình hành)
nên (NAM) ̂=(MCN) ̂
Lại có:
(BNC) ̂=(MCN) ̂ (so le trong, AB // CD)
Suy ra (NAM) ̂=(BNC) ̂
Mà hai góc (NAM) ̂, (BNC) ̂ ở vị trí đồng vị
nên AM // CN.
Do AB // CD (gt), N ∈ AB, M ∈ BC
⇒ AN // MC.
Tứ giác AMCN có AN // CM, AM // CN (cmt)
nên là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết).
Bài 2. Cho tam giác ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến. Điểm D đối xứng với điểm A qua M. Hỏi tứ giác ABDC là hình gì?
Lời giải
Do tam giác ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao:
AM ⊥ BC và M là trung điểm của BC.
Do D đối xứng với A qua M nên M là trung điểm của AD.
Tứ giác ABDC có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình bình hành.
Lại có: AD ⊥ BC nên tứ giác ABDC là hình thoi.
Bài 3. Cho tam giác ABC vuông ở A, trung tuyến AM.
Gọi D là trung điểm của AB, M’ là điểm đối xứng với M qua D.
Vì M’ đối xứng M qua D nên DM = DM’ (1)
M, D lần lượt là trung điểm của BC, AB nên MD là đường trung bình
của ΔABC.
Suy ra MD // AC (2)
Mặt khác ΔABC vuông ở A nên AB ⊥ AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra DM ⊥ AB ⇒ MM’ ⊥ AB.
Vì D là trung điểm của AB (gt) và D là trung điểm của MM’ nên
tứ giác AMBM’ là hình bình hành.
Mặt khác MM’ ⊥ AB nên AMBM’ là hình thoi.
Bài 4. Cho ∆ABC, trực tâm H. Các đường thẳng vuông góc với AB tại B, vuông góc với AC tại C cắt nhau tại D. CMR:
- a) BDCH là hình bình hành
Ta có CH ⊥ AB ; BD ⊥ AB
⇒ CH // BD (1)
Có BH ⊥ AC ; CD ⊥ AC
⇒ BH // CD (2)
Từ (1) và (2) BHCD là hình bình hành
- b) (BAC) ̂+(BDC) ̂=〖180〗^o
Tứ giác ABCD có:
(BAC) ̂+(ABD) ̂+(BDC) ̂+(ACD) ̂=〖360〗^o
⇒(BAC) ̂+〖90〗^o+(BDC) ̂+〖90〗^o=〖360〗^o
⇒(BAC) ̂+(BDC) ̂=〖180〗^o (đpcm)
- c) H, M, D thẳng hàng (M là trung điểm BC)
Vì ABCD là hình bình hành
⇒ BC và HD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà M là trung điểm BC
⇒ M là trung điểm HD
⇒ H, M, D thẳng hàng
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
DẠNG 2: Vận dụng tính chất của
hình bình hành, hình thoi để
chứng minh các tính chất hình học
Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AB và CD.
- a) Chứng minh rằng AF // CE
- b) Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của BD với AF, CE.
Chứng minh rằng DM = MN = NB
Lời giải
- a) Ta có ABCD là hình bình hành nên AB = CD (tc hbh)
Mà E, F là trung điểm của AB và CD
⇒ AB = CF = BE = DF
Xét tứ giác AECF có
AE = CF
AE // CF ( do AB // CD)
⇒ AECF là hình bình hành ⇒ AF // EC
- b) Gọi AC ∩ BD = {O}
Xét ∆ADC có DO, AF là trung tuyến; AF ∩ DO = {M}
⇒ M là trọng tâm của ∆ADC
⇒ DM = 2/3 DO = 2/3 BO (1)
OM = 1/3 DO = 1/3 BO (2)
Xét ∆ABC có BO, CE là trung tuyến; BO ∩ CE = {N}
⇒ N là trọng tâm của ∆ABC
⇒ BN = 2/3 BO (3)
ON = 1/3 BO (4)
Từ (2) và (4) ⇒ MN = OM + ON = 1/3 BO + 1/3 BO = 2/3 BO (5)
Từ (1), (3) và (5) ⇒ DM = BN = MN (đpcm).
Bài 2. Cho hình thoi ABCD, gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Trên cạnh AB, BC, CD, DA lấy theo thứ tự các điểm M, N, P, Q
sao cho AM = CN = CP = AQ. Chứng minh M, O, P thẳng hàng
và N, O, Q thẳng hàng
Lời giải
+) Vì ABCD là hình thoi ⇒ AB // CD ⇒ MB // DP (1)
Lại có: AB = DC (ABCD là hình thoi)
Mà AM = CP (gt)
⇒ MB = DP (2)
Từ (1) và (2) ⇒ MBPD là hình bình hành
⇒ BD và MP cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà O là trung điểm BD
⇒ O là trung điểm MP ⇒ M, O, P thẳng hàng
+) Vì ABCD là hình thoi ⇒ AD // BC ⇒ BN // QD (3)
Lại có: AD = BC (ABCD là hình thoi)
Mà AQ = CN (gt)
⇒ DQ = ND (4)
Từ (3) và (4) ⇒ BNDQ là hình bình hành
⇒ BD và NQ cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà O là trung điểm BD
⇒ O là trung điểm NQ ⇒ N, O, Q thẳng hàng
Bài 3. Cho tam giác nhọn ABC. Vẽ phía ngoài của tam giác này các tam giác ABD và tam giác ACE vuông cân tại A. Gọi M là trung điểm của DE. Chứng minh hai đường thẳng MA và BC vuông góc với nhau.
...
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm toán 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây