Giáo án và PPT Toán 8 chân trời Bài 4: Hình bình hành – Hình thoi
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Hình bình hành – Hình thoi. Thuộc chương trình Toán 8 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 8 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 3. ĐỊNH LÝ PYTHAGORE. CÁC LOẠI TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP
BÀI 4. HÌNH BÌNH HÀNH – HÌNH THOI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Cho tam giác ABC có BC = 6cm. Trên cạnh AB lấy các điểm D và E sao cho AD = BE. Qua D, E lần lượt vẽ các đường thẳng song song với BC, cắt AC theo thứ tự ở G và H. Tính tổng DG + EH.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hình bình hành
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Hình bình hành là?
Sản phẩm dự kiến:
Định nghĩa:
HĐKP1:
Dùng thước đo góc ta xác định được = và =
Ta có:
+ = và hai góc này ở vị trí đồng vị nên AB // CD.
+ = và hai góc này ở vị trí đồng vị nên AD // BC.
Kết luận:
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Ví dụ 1: (SGK/tr73)
Tính chất:
HĐKP2:
+ Tứ giác ABCD có AB // DC và AD // BC.
Từ AB // DC suy ra = (so le trong); (so le trong).
Từ AD // BC suy ra = (so le trong).
Xét ABC và CDA có:
=
AC là cạnh chung
=
Do đó ABC = CDA (g.c.g).
+ Do ABC = CDA nên AB = CD (hai cạnh tương ứng).
Xét OAB và OCD có:
= ;
AB = CD;
(cmt)
Do đó OAB = OCD (g.c.g).
Định lí:
Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Ví dụ 2: (SGK/tr74)
Thực hành 1:
Trong hình bình hành PQRS với I là giao điểm của hai đường chéo, ta có:
+ Các đoạn thẳng bằng nhau: PQ = RS; PS = QR; IP = IR; IS = IQ.
+ Các góc bằng nhau:
=;=; =;
=;=; =; =;=; =
Vận dụng 1:
Giả sử mắt lưới của lưới bóng chuyền có dạng hình tứ giác ABCD có các cạnh đối song song và độ dài hai cạnh là 4 cm, 5 cm.
Tứ giác ABCD có các cạnh đối song song nên là hình bình hành.
Giả sử AB = 4 cm, AD = 5 cm.
Do đó CD = AB = 4 cm; BC = AD = 5 cm.
Vận dụng 2:
Vì EFGH là hình bình hành nên ta có:
+ HG = EF = 40 m;
+ M là trung điểm của EG nên EG = 2EM = 2.36 = 72 (m);
+ M là trung điểm của FH nên FH = 2MH = 2.16 = 32 (m).
Vậy HG = 40 m và độ dài hai đường chéo lần lượt là EG = 72 m, FH = 32 m.
DHNB:
HĐKP3:
a)
Xét ABC và CDA có:
AB = CD;
BC = DA;
AC là cạnh chung
Do đó ABC = CDA (c.c.c)
Suy ra = và= (các cặp góc tương ứng).
Vì = và hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD.
Vì = và hai góc này ở vị trí so le trong nên AD // BC.
b)
Ta có = và hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD.
Xét ABC và CDA có:
AC là cạnh chung
=
AB = CD
Do đó ABC = CDA (c.g.c)
Suy ra = (hai góc tương ứng).
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AD // BC.g
c)
Ta có: = và hai góc này ở vị trí so le trong nên AD // BC.
Xét ABC và CDA có:
AC là cạnh chung
=
BC = AD
Do đó ABC = CDA (c.g.c)
Suy ra = (hai góc tương ứng).
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD.
d)
Xét tứ giác ABCD ta có:
+++=360° (định lí tổng các góc của một tứ giác)
Mà =,
nên ta có: +++=360°
Suy ra và +180°
Do đó AD // BC và AB // CD.
e)
Xét và có:
PA = PC;
= (đối đỉnh);
PB = PD
Do đó (c.g.c)
Suy ra = (hai góc tương ứng)
Hay =
mà hai góc này ở vị trí so le trong
AB // CD.
Tương tự ta cũng chứng minh được PAD = PCB (c.g.c)
Suy ra = (hai góc tương ứng)
Hay =
mà hai góc này ở vị trí so le trong
AD // BC.
Kết luận: Ta có các DHNB một tứ giác là hình bình hành như sau:
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Ví dụ 3 (SGK/tr 75)
Thực hành 2:
+ Hình 9a): Tứ giác ABCD có các cạnh đối bằng nhau nên là hình bình hành.
+ Hình 9b): Tứ giác EFGH có các góc đối bằng nhau nên là hình bình hành.
+ Hình 9c): Tứ giác IJKL có các cạnh đối song song nên là hình bình hành.
+ Hình 9d): Tứ giác MNPQ có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.
+ Hình 9e): Tứ giác RSTU có hai góc đối không bằng nhau nên không là hình bình hành.
+ Hình 9g): Tứ giác VXYZ có hai cạnh đối VZ và XY vừa song song vừa bằng nhau nên là hình bình hành.
Vậy trong các tứ giác ở Hình 9, tứ giác RSTU không là hình bình hành.
Vận dụng 3:
Xét hình bình hành ABCD có:
hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Xét hình bình hành AKCH có:
hai đường chéo AC và HK cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Vậy ba đoạn thẳng AC, BD và HK có cùng trung điểm O.
Hoạt động 1. Hình thoi
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Hình thoi là?
Sản phẩm dự kiến:
Định nghĩa
HĐKP4:
Dùng thước đo độ dài các cạnh AB, BC, CD, DA của tứ giác ABCD.
Nhận xét: AB = BC = CD = DA.
Kết luận: Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Ví dụ 4 ( SGK/tr77 )
Tính chất:
HĐKP5:
a) Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau AB = BC = CD = DA
Suy ra các cạnh đối cũng bằng nhau: AB = CD và AD = BC.
Do đó hình thoi cũng là hình bình hành.
b) Theo câu a, hình thoi ABCD cũng là hình bình hành.
Khi đó hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Hay OA = OC và OB = OD.
Xét OAB và OAD có:
OA là cạnh chung
OB = OD
AB = AD
Do đó OAB = OAD (c.c.c) (1)
CMTT ta cũng có OCB = OCD (c.c.c) (2)
Xét OAB và OCD có:
OA = OC
= (đối đỉnh)
OB = OD
Do đó OAB = OCD (c.g.c) (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có: OAB = OAD = OCD = OCB.
Nhận xét: Hình thoi cũng là hình bình hành nên hình thoi có đầy đủ các tính chất của một hình bình hành.
Định lí:
Trong hình thoi:
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc góc hình thoi.
Ví dụ 5. (SGK/tr79)
Thực hành 3:
a)
Do MNPQ là hình thoi
Mà
tại I.
Áp dụng định lí Pythagore vào vuông tại I, ta có:
Suy ra = = 8 (dm).
Do I là trung điểm của MP nên MP = 2MI = 2.8 = 16 (dm).
Vậy MP = 16 dm.
b)
Vì MNPQ là hình thoi nên MQ // NP
Do đó += 180°
Suy ra = 180°− =180° − 128° = 52°
Do MNPQ là hình thoi nên MP và tia phân giác của góc NMQ.
Suy ra .52° = 26°
Vậy 26°
Vận dụng 4:
Hình ảnh chiếc khuy áo được vẽ lại bởi hình thoi ABCD như hình vẽ trên.
Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.
Khi đó hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Suy ra và
Áp dụng định lí Pythagore vào vuông tại O, ta có:
Suy ra (cm).
Vậy độ dài cạnh của khuy áo là 2 cm.
DHNB:
HĐKP6:
+ Trường hợp 1: AB = AD.
Vì ABCD là hình bình hành nên AD = BC và AB = CD.
Lại có AB = AD (gt)
Do đó AB = AD = BC = CD.
+ Trường hợp 2: AC vuông góc với BD.
Vì ABCD là hình bình hành
nên AD = BC, AB = CD
và hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Xét OAB và OCB có:
OB là cạnh chung
OA = OC
Do đó OAB = OCB (hai cạnh góc vuông)
Suy ra AB = CB (hai cạnh tương ứng).
Mà AD = BC và AB = CD
nên AB = CD = CB = DA.
+ Trường hợp 3: AC là đường phân giác góc BAD.
Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD
Do đó = (so le trong).
Mà = (do AC là tia phân giác của góc BAD)
Suy ra =
Xét tam giác ACD có:
=
Tam giác ACD cân tại D
Suy ra DA = DC.
Lại có AB = CD và AD = BC (cmt).
Do đó AB = BC = CD = DA.
+ Trường hợp 4: BD là đường phân giác góc ABC.
Cmtt như trường hợp 3 ta cũng có AB = BC = CD = DA.
Vận dụng 5:
Tứ giác có độ dài mỗi cạnh đều bằng 2 cm nên tứ giác này là hình thoi.
Chu vi của một hình thoi là: 4.2 = 8 (cm).
Chu vi của hoa văn là: 3.8 = 24 (cm).
Vậy các tứ giác trong hoa văn là hình thoi và chu vi của hoa văn là 24 cm.
Vận dụng 6:
Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc tại trung điểm của mỗi đường nên là hình thoi.
Độ dài cạnh của hình thoi ABCD là: 52: 4 = 13 (cm).
Giả sử đường chéo AC = 24 cm và O là giao điểm hai đường chéo.
Ta có O là trung điểm của AC nên OA = OC = 12 cm.
Áp dụng định lí Pythagore vào vuông tại O, ta có:
AB2 = OA2 + OB2
Suy ra OB =
Do O là trung điểm của BD nên (cm).
Vậy hình thoi có độ dài cạnh là 13 cm và độ dài đường chéo còn lại là 10 cm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1: Hình thoi không có tính chất nào dưới đây?
- A. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
- B. Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi
- C. Hai đường chéo bằng nhau
- D. Hai đường chéo vuông góc với nhau
Câu 2: Hãy chọn câu sai.
- A. Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau là hình thoi
- B. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau là hình thoi
- C. Hình bình hành có đường chéo là phân giác của một góc là hình thoi
- D. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi
Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Hình thoi có hai đường chéo …”
- A. cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
- B. là các đường phân giác của các góc của hình thoi
- C. vuông góc với nhau
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Tứ giác có hai đường chéo … là hình thoi”
- A. bằng nhau
- B. giao nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau
- C. giao nhau tại trung điểm mỗi đường
- D. bằng nhau và giao nhau tại trung điểm mỗi đường
Câu 5: Tứ giác dưới đây là hình thoi theo dấu hiệu nào?
- A. Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
- B. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc
- C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau
- D. Tứ giác có hai đường chéo giao nhau tại trung điểm mỗi đường
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - D | Câu 3 -D | Câu 4 -B | Câu 5 -A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F lần lượt là giao điểm của AB và CD, AD và BC; M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AE, EC, CF, FA. Khi đó MNPQ là hình gì?
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Tứ giác có hai đường chéo … thì tứ giác đó là hình bình hành”.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1000k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời