Giáo án và PPT Sinh học 11 cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 21: Sinh sản ở thực vật. Thuộc chương trình Sinh học 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 cánh diều
BÀI 21. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy trình bày các hình thức sinh sản ở thực vật? Em hãy trình bày các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. Những phương pháp ấy được ứng dụng như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
1. Các hình thức sinh sản ở thực vật
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính, trong đó, cá thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ.
+ Thân bò: cây dâu tây, rau má…
+ Thân rễ: cây gừng, cây tre…
+ Thân củ: cây khoai tây…
+ Thân hành: cây hành, cây tỏi…
+ Chồi bên: cây cúc…
+ Lá: cây lá bỏng…
+ Rễ: cây khoai lang…
- Bào tử (n) khi gặp điều kiện thuận lợi → nguyên phân, nảy mầm tạo thành thể sợi → thể giao tử non → thể giao tử trưởng thành (n).
- Sinh sản bằng bào tử là một giai đoạn trong chu trình phát triển của thực vật có bào tử, thể giao tử (cơ thể mới hoặc cơ sở hình thành thể bào tử) hình thành từ bào tử.
2. Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng
- Nhân giống vô tính ở thực vật là tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
+ Chiết cành: cây mới hình thành từ đoạn thân, cành đã ra rễ trên cây mẹ.
+ Ghép cành: chuyển một đoạn thân, cành hoặc chồi của cây sang một thân hay gốc của cây khác để tạo thành cây mới. Hai cây có thể cùng loài, cùng giống.
+ Tách củ: cây mới hình thành từ chồi trên mảnh của củ.
+ Nuôi cấy mô: Mô hoặc tế bào được tách từ cây mẹ, chuyển sang môi trường dinh dưỡng thiết yếu có thể phát triển thành cây mới.
- Sinh sản vô tính ở thực vật được ứng dụng để vừa nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng. Nuôi cấy mô tế bào cho phép nhân giống sạch virus, cứu phôi, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,...
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Hoa được cấu tạo như thế nào? Hạt phấn, túi phôi được hình thành như thế nào? Trình bày quá trình thụ phấn và thụ tinh. Em hãy trình bày quá trình hình thành hạt và quả. Sinh sản hữu tính ở thực vật được ứng dụng như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
1. Cấu tạo chung của hoa
- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa.
- Hoa lưỡng tính gồm: đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh (tràng) hoa, bộ nhị hoa, bộ nhụy hoa.
- Hoa đơn tính: chỉ có hoặc bộ nhị (hoa đực) hoặc bộ nhụy (hoa cái).
2. Sự hình thành hạt phấn, túi phôi
- Sự hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n) → mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo thành 2 giao tử đực.
- Sự hình thành túi phôi: Tế bào trung tâm (2n) giảm phân → 4 tế bào (n) chỉ một tế bào lớn nguyên phân ba lần → 1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm và 1 nhân lưỡng cực (túi phôi).
- Hạt phấn và túi phôi là các thể giao tử ở thực vật có hoa.
3. Thụ phấn và thụ tinh
a) Thụ phấn
- Thụ phấn là quá trình phát tán hạt phấn từ bao phấn đến đầu nhụy.
- Hình thức thụ phấn:
+ Tự thụ phấn: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng cây.
+ Thụ phấn chéo: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa khác cây.
- Sự thụ phấn có thể nhờ tác nhân tự nhiên động vật (côn trùng), gió, nước hoặc do con người thực hiện.
b) Thụ tinh
- Khi tiếp xúc với đầu nhụy, gặp điều kiện thuận lợi và có sự tương hợp di truyền, hạt phấn sẽ nảy mầm → tế bào ống phấn dài ra thành ống phấn → xuyên qua vòi nhụy chui vào bầu nhụy → giải phóng hai tinh tử vào túi phôi.
- Thụ tinh là sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.
- Ở thực vật có hoa, thụ tinh kép là quá trình thụ tinh có sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử 2n, tinh tử con lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) tạo thành tế bào tam bội (3n).
4. Hình thành hạt và quả
- Hình thành hạt: Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.
+ Hợp tử (2n) phân chia và phát triển thành phôi mang các bộ phận: chồi mầm, thân mầm, lá mầm và rễ mầm.
+ Tế bào tam bội (3n) → nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
+ Vỏ noãn tạo thành vỏ hạt.
+ Hạt ở cây Một lá mầm có nội nhũ, hạt ở cây Hai lá mầm không có nội nhũ.
- Hình thành quả: Bầu nhụy dày lên, phát triển thành quả; quả chứa hạt, giúp bảo vệ và phát tán hạt.
- Quá trình chín của quả: Khi chín, trong quả diễn ra quá trình chuyển hóa hóa sinh, sinh lí làm thay đổi màu sắc, độ cứng, vị và xuất hiện hương thơm.
5. Ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật
- Sinh sản hữu tính ở thực vật được ứng dụng trong chọn, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.
- Sinh sản hữu tính là hình thức nhân giống phổ biến đối với nhiều giống cây trồng (trồng cây từ hạt).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Chiết cành có lợi hơn so với giâm cành ở chỗ
A. Áp dụng được với nhiều cây ăn quả, tỷ lệ cây con sống cao
B. Số lượng cây con tạo ra nhiều hơn
C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ
D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Câu 2: Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ
A. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn
B. Tiết kiệm giống và ít bị bệnh
C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ
D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là:
A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
Câu 4: Sự tạo cơ thể mới từ rễ, thân hoặc lá được gọi chính xác là
A. Quá trình sinh sản
B. Sinh sản sinh dưỡng
C. Sinh sản vô tính
D. Sinh sản hữu tính
Câu 5: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng
A. hormone kích thích sinh trưởng
B. chất ức chế sinh trưởng
C. Dung dịch dưỡng chất
D. Bón thêm phân vào chỗ vừa giâm
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - C | Câu 3 - A | Câu 4 - B | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Làm thế nào các loại thực vật có thể tạo ra các hình thức sinh sản khác nhau để thích ứng với môi trường sống?
Câu 2: Tại sao một số loại thực vật có thể sinh sản aseksual và sexual, trong khi một số loại khác chỉ có thể sinh sản aseksual hoặc sexual?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 cánh diều
Giáo án Sinh học 11 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo