Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật

Giáo án Bài 21: Sinh sản ở thực vật sách Sinh học 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 21. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

I . MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hóa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.
  • So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
  • Thực hành được nhân giống cây trồng bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh sản ở thực vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn; Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa; Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về sinh sản ở thực vật.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Các hình 21.1 – 21.5 SGK.
  • Video hướng dẫn thụ phấn cho cây ngô: https://youtu.be/dcOmqI2aSGY
  • Video các phương pháp nhân giống vô tính: https://youtu.be/16fUugT-h14
  • Chiết cành (0:00 - 3:15)
  • Ghép (3:16 - 8:20)
  • Giâm cành (8:21 - 10:26)
  • Phiếu học tập số 1: Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng.
  • Phiếu học tập số 2: Luyện tập sinh sản ở thực vật và ứng dụng.
  • Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hóa chất theo thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.
  3. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.136 SGK: Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS dựa vào thực tiễn và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- HS giơ tay trả lời câu hỏi:

+ Trong môi trường xung quanh, các loài cây có thể sinh sản bằng các cách như: Từ một bộ phận của cây mẹ (rễ, thân, lá) mọc thành cây con; hoặc cây ra hoa kết quả và hình thành hạt, hạt mọc thành cây con.

+ Thực vật có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

+ Ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống vô tính cây trồng: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô. Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chọn lọc, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS, khéo léo gợi ý về các hình thức sinh sản ở thực vật.

⮚  GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để kiểm tra câu trả lời nào là đúng nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 21. Sinh sản ở thực vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

  1. a) Mục tiêu:

- Trình bày được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.

- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn.

  1. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin mục I, quan sát Hình 21.1, 21.2 SGK trang 136 – 138 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng.
  3. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát Hình 21.1 - 21.2 trang 136 - 138 SGK và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 21.1 - 21.2 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm HS treo phiếu học tập lần lượt cho tất cả các HS quan sát.

- Mỗi nhóm cử đại diện 2 HS làm giám khảo, chấm và chỉnh sửa Phiếu học tập số 2 với sự quan sát của GV, Lớp trưởng (trọng tài) và Lớp phó học tập (thư kí).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

1. Các hình thức sinh sản ở thực vật

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính, trong đó, cá thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ.

+ Thân bò: cây dâu tây, rau má…

+ Thân rễ: cây gừng, cây tre…

+ Thân củ: cây khoai tây…

+ Thân hành: cây hành, cây tỏi…

+ Chồi bên: cây cúc…

+ Lá: cây lá bỏng…

+ Rễ: cây khoai lang…

- Bào tử (n) khi gặp điều kiện thuận lợi → nguyên phân, nảy mầm tạo thành thể sợi → thể giao tử non → thể giao tử trưởng thành (n).

- Sinh sản bằng bào tử là một giai đoạn trong chu trình phát triển của thực vật có bào tử, thể giao tử (cơ thể mới hoặc cơ sở hình thành thể bào tử) hình thành từ bào tử.

2. Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng

- Nhân giống vô tính ở thực vật là tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

+ Chiết cành: cây mới hình thành từ đoạn thân, cành đã ra rễ trên cây mẹ.

+ Ghép cành: chuyển một đoạn thân, cành hoặc chồi của cây sang một thân hay gốc của cây khác để tạo thành cây mới. Hai cây có thể cùng loài, cùng giống.

 

+ Tách củ: cây mới hình thành từ chồi trên mảnh của củ.

+ Nuôi cấy mô: Mô hoặc tế bào được tách từ cây mẹ, chuyển sang môi trường dinh dưỡng thiết yếu có thể phát triển thành cây mới.

- Sinh sản vô tính ở thực vật được ứng dụng để vừa nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng. Nuôi cấy mô tế bào cho phép nhân giống sạch virus, cứu phôi, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,...

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

Câu 1. Quan sát hình 21.1a, cho biết cây con được hình thành như thế nào? Từ đó cho biết sinh sản sinh dưỡng là gì?

Hình 21.1a. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 2. Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu. Từ đó cho biết sinh sản bằng bào tử là gì? Rêu có thể hoàn thành vòng đời chỉ nhờ sinh sản bằng bào tử không? Vì sao?

Hình 21.1b. Giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở rêu

................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 3. Quan sát hình 21.2, phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật. Sinh sản (nhân giống) vô tính ở thực vật có ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

Câu 1. Quan sát hình 21.1a, cho biết cây con được hình thành như thế nào? Từ đó cho biết sinh sản sinh dưỡng là gì?

Hình 21.1a. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

- Cây con hình thành từ thân củ, thân bò, lá, thân hành.

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính, trong đó, cá thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ.

Câu 2. Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu. Từ đó cho biết sinh sản bằng bào tử là gì? Rêu có thể hoàn thành vòng đời chỉ nhờ sinh sản bằng bào tử không? Vì sao?

Hình 21.1b. Giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở rêu

- Bào tử (n) khi gặp điều kiện thuận lợi → nguyên phân, nảy mầm tạo thành thể sợi → thể giao tử non → thể giao tử trưởng thành (n) (cây rêu).

- Sinh sản bằng bào tử là một giai đoạn trong chu trình phát triển của thực vật có bào tử, thể giao tử (cơ thể mới hoặc cơ sở hình thành thể bào tử) hình thành từ bào tử.

- Rêu không thể hoàn thành vòng đời chỉ nhờ sinh sản vô tính. Vì nếu không có giai đoạn sinh sản hữu tính sẽ không thể tạo thành bào tử được.

Câu 3. Quan sát hình 21.2, phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật. Sinh sản (nhân giống) vô tính ở thực vật có ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

- Chiết cành: cây mới hình thành từ đoạn thân, cành đã ra rễ trên cây mẹ.

- Ghép cành: chuyển một đoạn thân, cành hoặc chồi của cây sang một thân hay gốc của cây khác để tạo thành cây mới. Hai cây có thể cùng loài, cùng giống.

- Tách củ: cây mới hình thành từ chồi trên mảnh của củ.

- Nuôi cấy mô: Mô hoặc tế bào được tách từ cây mẹ, chuyển sang môi trường dinh dưỡng thiết yếu có thể phát triển thành cây mới.

- Sinh sản vô tính ở thực vật được ứng dụng để vừa nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng. Nuôi cấy mô tế bào cho phép nhân giống sạch virus, cứu phôi, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay