Nội dung chính Địa lí 9 chân trời Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
- VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÙNG
- Đô thị là trung tâm kinh tế của vùng:
+ Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
+ Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.
+ Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.
- Đô thị là trung tâm chính trị - văn hóa – giáo dục của vùng:
+ Tác động đến quản trị cả vùng.
+ Thúc đẩy hoạt động giao lưu, bào tồn, phát huy các giá trị văn hóa vùng
+ Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội- môi trường của các địa phương trong vùng.
- QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỜI KÌ XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP VÀ HẬU CÔNG NGHIỆP
- Quá trình đô thị hóa thời xã hội công nghiệp
- Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên trên thế giới ở châu Âu vào thế kỉ XVIII, gắn với cách mạng công nghiệp.
- Trong nhiều thế kỉ, hầu hết cư dân châu Âu sống ở các vùng nông thôn. Sau năm 1800, do sự phát triển của hệ thống các nhà máy công nghiệp đã dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu dân cư.
- Vào đầu thế kỉ XX, các đô thị hiện đại (metropolis), quy mô lớn, đông dân cư được quy hoạch, có hệ thống giao thông dồng bộ, bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh ở phương Tây.
- Quá trình đô thị hóa thời xã hội hậu công nghiệp
- Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng khác nhau ở các nước phát triển và đang phát triển.
+ Ở các nước phát triển, quá trình đô thị hóa đã ổn định nên số dân thành thị tăng chậm lại.
+ Quá trình đô thị hoa diễn ra ở các nước đang phát triển gắn với sự gia tăng nhanh chóng của dân số trong các siêu đô thị.
- Sự mở rộng về không gian đô thị: quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị; các dải đô thị hay hành lang đô thị
- Sự xuất hiện các đô thị vệ tinh tại các vùng ngoại ô xung quanh những thành phố lớn được quy hoạch với các dịnh hướng và chức năng riêng
- Sự ra đời của các đô thị thông minh, đô thị xanh
- Đô thị hóa ở Việt Nam
- Đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra sớm, gắn liền với những biến động của lịch sử đất nước.
- Đô thị hóa và sự phát triển của đô thị trở thành động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia và các vùng kinh tế.
- Tốc độ đô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh, tăng cả về dân số, mạng lưới đô thị và chất lượng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật.
- Sự phát triển đô thị diễn ra không đều giữa các vùng, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tỉ lệ dân thành thị và trình độ đô thị hoá nước ta còn thấp.
- TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
- Tác động về kinh tế:
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật hiện đại; có sức hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
- Tác động về xã hội:
- Thay đổi đặc điểm dân số và phân bố dân cư
- Có khả năng tạo chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
- Gây sức ép hạ tầng nhà ở và các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế,…
=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại