Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Về mặt tự nhiên, điểm tương đồng giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
A. Tất cả các tỉnh đều có biển.
B. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
C. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu.
D. Vùng trung du trải dài.
Câu 2: Dựa trên bảng về cơ cấu GRDP (theo giá hiện hành) của Duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 2010 đến 2021, nhận xét nào dưới đây là chính xác?
(Đơn vị: %)
Năm | 2010 | 2015 | 2021 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | 21,3 | 19,8 | 19,1 |
Công nghiệp và xây dựng | 23,7 | 26,6 | 30,5 |
Dịch vụ | 43,2 | 42,2 | 39,8 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm | 11,8 | 11,4 | 10,6 |
(Nguồn: Cục thống kê các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2011, 2016 và 2022)
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu ngành kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
B. Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng.
C. Giảm tỉ trọng ngành dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng các ngành nông nghiệp, dịch vụ.
Câu 3: Lý do tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn Bắc Trung Bộ trong ngành nghề cá là gì?
A. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.
B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
C. Bờ biển có các vũng, vịnh, đầm phá.
D. Có các dòng biển gần bờ.
Câu 4: Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn nằm ở tỉnh nào?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Ninh.
D. Quảng Bình.
Câu 5: Dựa trên Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2021), các ngành công nghiệp chủ yếu của trung tâm công nghiệp Phan Thiết là gì?
A. Sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất chế biến thực phẩm.
B. Thủy điện, nhiệt điện; điện mặt trời, điện gió.
C. Khai thác, chế biến lâm sản, cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
D. Khai thác vàng, titan; sản xuất, chế biến thực phẩm.
Câu 6: Hai tỉnh chiếm trên 70% doanh thu thu lịch lữ hành toàn vùng là
A. Lâm Đồng và Đắk Lắk.
B. Kon Tum và Gia Lai.
C. Gia Lai và Lâm Đồng.
D. Đắk Lắk và Kon Tum.
Câu 7: Trung tâm du lịch nổi tiếng của vùng Tây Nguyên là?
A. Lâm Đồng.
B. Kon Tum.
C. Gia Lai.
D. Đà Lạt.
Câu 8: Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất?
A Đất phù sa
B. Đất phù sa cổ
C. Đất feralit
D. Đất badan
Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm về khí hậu vùng Tây Nguyên?
A. Có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
B. Tính chất cận xích đạo, có mùa hè và mùa đông.
C. Mùa mưa có lượng mưa lớn, mùa khô ít mưa và kéo dài.
D. Một số cao nguyên cao trên 1 000m.
Câu 10: Hệ thống sông chính của vùng Tây Nguyên là
A. Sê San, sông Mã, sông Cả.
B. Sông Đồng Nai, sông Cả, sông Mã.
C. Sông Mê Công, Sê San, Srêpôk.
D. Sê San, Srêpôk, sông Đồng Nai.
Câu 11: Bô-xít là khoáng sản quan trọng nhất của vùng, được phân bố chủ yếu ở
A. Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai.
B. Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
C. Gia Lai, Kon Tum, Pleiku.
D. Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.
Câu 12: Tây Nguyên có khí hậu cao nguyên mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng là nhờ
A. Có nhiều sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào.
B. Vị trí nằm trong vùng khí hậu ôn đới mát mẻ.
C. Diện tích rừng lớn nhất cả nước, có vai trò điều hòa khí hậu.
D. Các cao nguyên xếp với độ cao trên 1 000m đem lại khí hậu mát mẻ.
Câu 13: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là
A. xảy ra các hiện tượng thời tiết thất thường.
B. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.
C. lũ lụt vào mùa mưa.
D. mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng.
Câu 14: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
A. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
B. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
C. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
D. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.
Câu 15: Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng vì Tây Nguyên
A. Có diện tích rừng lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho vùng xung quanh.
B. Nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Đông Dương, giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.
D. Góp phần bảo vệ các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................