Nội dung chính KHTN 9 kết nối Bài 41: Đột biến gene
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 41: Đột biến gene sách Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
BÀI 41: ĐỘT BIẾN GENE
I. Khái niệm đột biến gene
- Khái niệm: Đột biến gene là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gene liên quan tới một hay một số cặp nucleotide.
- Các dạng đột biến điểm: mất một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide, thay thế một cặp nucleotide.
- Ví dụ:
+ Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm;
+ Bệnh bạch tạng;
+ Tật bàn tay có nhiều ngón;
II. Ý nghĩa và tác hại của đột biến gene
1. Ý nghĩa của đột biến gene
a) Đối với đa dạng sinh học
- Trong mỗi quần thể sinh vật thường mang nhiều allele đột biến khác nhau.
- Giao phối làm xuất hiện nhiều loại kiểu gene và kiểu hình mới, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học.
b) Đối với thực tiễn
- Đột biến gene làm thay đổi cấu trúc và chức năng theo hướng có lợi cho thể đột biến, phục vụ cho công tác chọn giống.
Ví dụ: Sử dụng tia gamma (γ) để tạo nấm sợi đột biến có hiệu suất sản sinh kháng sinh penicillin gấp nhiều lần so với dạng tự nhiên.
+ Sử dụng tia gamma (γ) tạo nấm Linh chi đột biến có nhiều tính trạng ưu việt: năng suất cao, giá trị dược liệu tốt, thích nghi và phát triển ở nhiều vùng sinh thái,...
2. Tác hại của đột biến gene
- Đột biến gene có thể gây bất hoạt dẫn đến thiếu hoặc không có sản phẩm của gene, ảnh hưởng đến quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế bào, khi đó cơ thể dễ mắc các bệnh, tật di truyền.
- Đa số đột biến gene lặn và có hại cho thể đột biến.
- Tính có lợi hoặc có hại phụ thuộc vào tổ hợp gene và điều kiện môi trường.
=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 41: Đột biến gene