Nội dung chính KHTN 9 kết nối Bài 36: Khái quát về di truyền học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 36: Khái quát về di truyền học sách Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
BÀI 36: KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC
I. Di truyền và biến dị
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ.
- Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật.
- Hiện tượng di truyền và biến dị do nhân tố di truyền nằm trong tế bào (sau này gọi là gene) quy định, do đó, gene được xem là trung tâm của di truyền học.
II. Mendel - người đặt nền móng cho di truyền học
1. Thí nghiệm của Mendel
- Grego Johann Mendel (1822 - 1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền.
- Đối tượng nghiên cứu: đậu hà lan (Pisum sativum).
- Các bước tiến hành thí nghiệm về tính trạng màu hoa ở cây đậu hà lan:
Bước 1: Tạo dòng thuần chủng các cây đậu hoa tím, cây đậu hoa trắng, sau đó cho giao phấn giữa các cây đậu thuần chủng hoa tím với các cây đậu hoa trắng.
Bước 2: Theo dõi sự di truyền của từng cặp bố mẹ đem lai, ở đời con (F1) thu được 100% cây hoa tím, ở đời cháu (F2) thu được cả cây hoa tím và cây hoa trắng.
Bước 3: Thống kê phân tích số liệu thu được ở F2, rút ra tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
2. Ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền
- Ý tưởng về nhân tố di truyền của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về gene sau này.
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu dùng trong nghiên cứu di truyền
1. Một số thuật ngữ
2. Một số kí hiệu
- P: cặp bố mẹ thế hệ xuất phát.
- ×: kí hiệu phép lai.
- G: giao tử.
- ♀: con cái, ♂: con đực.
- F: thế hệ con, F1: thế hệ con lai đời thứ nhất, F2: thế hệ con sinh ra từ F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các cá thể F1,...
=> Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 36: Khái quát về di truyền học