Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Giáo án bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT: VĂN BẢN 2: KHÓC DƯƠNG KHUÊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Xác định và phân tích được một số đặc điểm của thể thơ song thất lục bát như: số dòng, số chữ, vẫn và nhịp trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát. 

  • Trung thực trong các mối quan hệ, trân trọng tình bạn trong sáng.

  • Biết vận dụng kiến thức lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Xác định và phân tích được một số đặc điểm của thể thơ song thất lục bát như: số dòng, số chữ, vẫn và nhịp trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát. 

  • Biết vận dụng kiến thức lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.

3. Phẩm chất

  • Trung thực trong các mối quan hệ ứng xử; yêu quý, trân trọng tình bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, xem video âm nhạc Như ngày hôm qua – Sơn Tùng MTP và nêu suy nghĩ về tình bạn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem video âm nhạc Như ngày hôm qua – Sơn Tùng MTP và trả lời câu hỏi: Tình bạn có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=agEKt8bC0To (0:08 – 4:00)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Tình bạn chính là động lực giúp ta vươn lên, là liều thuốc tinh thần giúp ta vượt qua khó khăn. Tình bạn là sự kết nối giữa con người, xây dựng trên nền tảng chân thành và sẵn lòng hy sinh cho đối phương. Tình bạn không toan tính, không ích kỉ, là nguồn động viên, chia sẻ và đồng hành trong mọi tình huống. Một người bạn tốt giống như một tấm gương, là nguồn cảm hứng, giúp ta hoàn thiện bản thân và xây dựng mối quan hệ sâu sắc.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:  Nguyễn Khuyến không chỉ có những bài thơ tuyệt vời về chủ đề thiên nhiên mà ông còn có những bài thơ đặc sắc về chủ đề gia đình, bè bạn,... Khóc Dương Khuê là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông về chủ đề tình bạn. Bài thơ là tâm trạng hốt hoảng, là tấm lòng đau đớn, tiếc thương của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê, người bạn tri âm, tri kỉ của mình. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm của thể song thất lục bát cũng như cảm nhận tình cảm, cảm xúc của nhà thơ qua tác phẩm này nhé.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiến thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của thể song thất lục bát.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về một số đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Tìm hiểu về thể thơ song thất lục bát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận đôi, đọc phần Tri thức ngữ văn, thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm về thể song thất lục bát trong phiếu dưới đây:

Hoàn thành Phiếu học tập số 1 về đặc điểm của thể song thất lục bát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Kiến thức ngữ văn

1. Khái niệm 

Song thất lục bát là thể thơ kết hợp giữa thơ thất ngôn và thơ lục bát; mỗi khổ gồm bốn dòng thơ: bắt đầu bằng một cặp thất ngôn, tiếp theo là cặp lục bát (đôi khi cặp lục bát xếp trước), tạo thành một kết cấu trọn vẹn về ý cũng như về âm thanh, nhạc điệu.

2. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát

- Phiếu học tập số 1.

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hình thức

Gieo vần

 

Ngắt nhịp

 

Nội dung

 

Vai trò, vị trí trong nền văn học Việt Nam

 

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

 

Hình thức

Gieo vần

- Tiếng cuối dòng bảy trên bắt vần trắc xuống tiếng thứ năm của dòng bảy dưới.

- Tiếng cuối của dòng bảy dưới bắt vần với tiếng cuối của dòng sáu.

- Tiếng cuối của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám.

- Tiếng cuối của dòng tám lại bắt vần với tiếng thứ ba hoặc tiếng thứ năm ở dòng bảy đầu khổ thơ sau. => Mỗi khổ thơ có hai vần trắc và năm vần bằng; dòng sáu chỉ có vần chân, ba dòng kia vừa có vần chân vừa có vần lưng.

Ngắt nhịp

Các dòng bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai dòng sáu – tám ngắt theo thể lục bát.

Nội dung

- Kể những câu chuyện dài, bao quát một khoảng thời gian và không gian rộng lớn với nhiều sự kiện, nhân vật.

- Cặp thất ngôn kể sự việc và cặp lục bát thiên về cảm thán, giãi bày.

- Thường chỉ có một nhân vật trữ tình trong khung cảnh thời gian và không gian hạn hẹp.

- Kết hợp được nhiều vẻ đẹp của tiếng Việt, dồi dào nhạc điệu, trong đó nổi bật ở âm điệu nhớ thương triền miên, phù hợp để ngâm ngợi.

Vai trò, vị trí trong nền văn học Việt Nam

- Trong văn học trung đại, thể song thất lục bát thiên về việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng cảm xúc dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi.

- Một số nhà thơ hiện đại vẫn sử dụng thể thơ này nhưng tác phẩm đã mang âm hưởng của thời đại với những cảm xúc mới mẻ.

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share, thực hiện yêu cầu dưới đây: 

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản thơ song thất lục bát.

+ GV hướng dẫn HS chú ý câu hỏi trong hộp chỉ dẫn.

 

 

 

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn? Theo trình tự nào?

 

Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào?

 

Nhà thơ nhắc đến giường treo đàn kia để biểu thị điều gì?

 

Nhà thơ đã tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất?

 

 

Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Khóc Dương Khuê.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: giọng đọc da diết, nhiều cảm xúc để thể hiện được nỗi lòng thương xót của nhà thơ đối với người bạn quá cố của Dương Khuê.

- Câu hỏi trong hộp chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn? Theo trình tự nào?

Nhà thơ nhắc đến những kỉ niệm với bạn theo trình tự thời gian: kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già.

+ Cùng nhau thi đỗ làm quan.

+ Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước.

+ Cùng ngân nga hát ả đào.

+ Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn.

+ Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời.

+ Cuộc gặp gỡ cuối cùng.

Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào?

Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất:

+ Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất.

+ Rượu ngon không có bạn hiền.

+ Câu thơ hay không có người bình luận.

+ Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu.

=> Mất bạn trở nên cô đơn: rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy...

Nhà thơ nhắc đến giường treo đàn kia để biểu thị điều gì?

Thể hiện tình bạn tri âm, tri kỉ, sâu sắc.

Nhà thơ đã tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất?

Nhà thơ đã từ an ủi mình bằng việc nói về tuổi già vốn ít lệ “hạt lệ như sương” nên chỉ biết khóc trong lòng. Thương bạn gắn liền với bao nỗi nhớ, khóc bạn chuyển thành nỗi niềm như cam chịu số phận bi thương.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi, thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

- Là người có phẩm chất tốt đẹp, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. 

- Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.

- Một số tập thơ tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ…

b. Tác phẩm

Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1868, là bạn thân của Nguyễn Khuyến. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó khăng khít.

Bài Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến diễn Nôm từ bài thơ chữ Hán Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư (Viếng bạn đồng niên là Tiến sĩ Thượng thư họ Dương ở Vân Đình) của chính ông, viết khi Dương Khuê mất (1902).

 

Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản.

a. Mục tiêu: 

- Xác định và phân tích được một số đặc điểm của thể thơ song thất lục bát như: số dòng, số chữ, vẫn và nhịp trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát. 

- Phân tích được tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Khóc Dương Khuê.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Khóc Dương Khuê và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bố cục của văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi Think – Pair – Share, thực hiện yêu cầu sau: 

+ Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là gì?

+ Vẽ sơ đồ tư duy về bố cục của văn bản và nội dung từng phần theo bố cục đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

IV. Đọc hiểu văn bản

1. Bố cục

a. Nguồn cảm xúc

Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là người bạn tri kỉ của ông là Dương Khuê đã ra đi.

b. Bố cục

- Sơ đồ tư duy.

SƠ ĐỒ BỐ CỤC VĂN BẢN

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ song thất lục bát trong văn bản Khóc Dương Khuê.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Chỉ  đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài “Khóc Dương Khuê”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Phân tích tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong văn bản Khóc Dương Khuê.

 

2. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát trong văn bản Khóc Dương Khuê.

Bài thơ có kết cấu gồm một cặp câu thất ngôn, tiếp thep là cặp lục bát. 

- Gieo vần:

+ Tiếng cuối dòng bảy trên bắt vần trắc xuống tiếng thứ năm của dòng bảy dưới.

Ví dụ:

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau

+ Tiếng cuối của dòng bảy dưới bắt vần với tiếng cuối của dòng sáu.

Ví dụ:

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo

Có khi từng gác cheo leo

+ Tiếng cuối của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám.

Ví dụ:

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

+ Tiếng cuối của dòng tám lại bắt vần với tiếng thứ ba hoặc tiếng thứ năm ở dòng bảy đầu khổ thơ sau. 

Ví dụ:

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đầu thăng chẳng dám than trời;

=> Mỗi khổ thơ có hai vần trắc và năm vần bằng; dòng sáu chỉ có vần chân, ba dòng kia vừa có vần chân vừa có vần lưng.

- Ngắt nhịp: Các dòng bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai dòng sáu – tám ngắt theo thể lục bát.

Ví dụ 1:

Câu thơ nghĩ/ đắn đo/ không viết, 

Viết đưa ai,/ ai biết mà đưa; 

Giường kia/ treo cũng hững hờ, 

Đàn kia gảy cũng/ ngẩn ngơ tiếng đàn.

Ví dụ 2:

Buổi dương cửu/ cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng/ chẳng dám than trời; 

Bác già,/ tôi cũng già rồi,

Biết thôi/, thôi thế/ thì thôi/ mới là!

3. Tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong văn bản Khóc Dương Khuê.

 

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay