Nội dung chính Toán 8 kết nối tri thức Bài 11: Hình thang cân

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 11: Hình thang cân sách Toán 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án toán 8 kết nối tri thức

CHƯƠNG 3. TỨ GIÁC

BÀI 11. HÌNH THANG CÂN

1. HÌNH THANG. HÌNH THANG CÂN

Khái niệm hình thang và hình thang cân.

- Hai đường thẳng song song với nhau khi chúng không có điểm chung nào.

(hình 3.12)

Khái niệm:

Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

Hình tháng ABCD có:

+ Đáy nhỏ AB song song với đáy lớn CD.

+ Cạnh bên AD và BC.

+ Đường cao AH.

(hình 3.13)

- Nhận xét: Hình thang ABCD có: AB // CD.

+ A=B

+ C=D

AB là hai góc kề cùng một đáy nhỏ AB nên hình thang ABCD là hình thang cân.

Định nghĩa:

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Ví dụ 1.

Vì ABCD là hình thang (AB // CD) nên:

D=A1 (đồng vị).

Do DAB+A1=180o (hai góc kề bù)

Suy ra: D+DAB=180o.

Luyện tập 1

Vì ABCD là hình thang cân (AB // CD) nên:

C=D=40o 

A=B 

Ta có: A+B+C+D=360o

=> 2A+40o+40o=360o

=> A=B=360o-40o-40o2=140o

2. TÍNH CHẤT CỦA HÌNH THANG CÂN

Tính chất về cạnh bên của hình thang cân.

HĐ1:

  1. a) Ta có AB // CD (gt) mà BI⊥CD (gt)

=> BI⊥AB. Suy ra ABI=90o.

∆AHI vuông tại H, ∆IBA vuông tại B

Xét ∆AHI∆IBA có:

BAI=HIA (so le trong)

AI chung

=> ∆IBA=∆AHI (cạnh huyền  - góc nhọn)

=> AH = BI 

  1. b) Vì ABCD là hình thang cân => C=D (1)
  • ∆AHD vuông tại HDAH+D=90o (2)
  • ∆BIC vuông tại ICBI+C=90o (3)

Từ (1)(2)(3) => DAH=CBI

Xét ∆AHD∆BIC có:

AH=BI (câu a)

DAH=CBI (chứng minh trên)

=> ∆AHD=∆BIC (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

=> AD=BC

Định lí 1

Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.

Luyện tập 2

Ta có: D1=A (gt) mà hai góc này ở vị trí đồng vị, nên suy ra: DC // AB.

Vậy tứ giác ABCD là hình thang.

Lại có A=B => hình thang ABCD cân.

=> AD = BC.

Tính chất về đường chéo của hình thang cân.

HĐ2:

Xét ∆ACD∆BDC có:

CD chung

AD = BC

ADC=BCD 

=> ∆ACD=∆BDC (c.g.c)

=> AC = BD.

Định lí 2

Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau.

Luyện tập 3

  1. a) Vì DE // BC nên tứ giác DECB là hình thang.

Lại có ∆ABC cân tại A => B=C

Suy ra hình thang DECB có hai góc kề 1 đáy bằng nhau nên là hình thang cân.

  1. b) Vì DECB là hình thang cân (cmt) nên theo định lí 2 ta có:

BE=CD (hai đường chéo hình thang cân bằng nhau)

3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Dấu hiệu nhận biết hình thang cân.

Định lí 3:

Nếu một hình thang có hai đường chéo bằng nhau thì hình thang đó là hình thang cân.

Ví dụ 2: (SGK – tr.54).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.54).

Thực hành

  1. a) 
  2. b) Hình thag ABCD là hình thang cân, vì theo định lí 3: Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Vận dụng

+ Để ghép hai nửa hình thang cân ban đầu thành một hình thang cân mới, cần lật ngược một nửa rồi ghép với nửa kia sao cho hai cạnh bên được ghép khít nhau, nửa AMND trở thành CM'N'B.

+ Chỗ ghép ở BC tạo thành đường thẳng, vì B+CBN'=A+D=180o 

+ Chỗ ghép ở CM' tạo thành đường thẳng vì C+BCM'=C+DAM=D+A=180o.

+ Có N'M'C=NMANMA=MNM' (so le trong) => Hai góc ở đáy NM' của hình thang MN'M'N bằng nhau. 

Vậy hình thang đó cân.

=> Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối bài 11: Hình thang cân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Toán 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay