Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 03
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính khách quan và công bằng?
A. Cho điểm cao hơn cho bạn thân trong bài kiểm tra.
B. Phê bình một bạn học sinh vì bạn đó không thích mình.
C. Đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng và sự thật.
D. Bỏ qua lỗi lầm của người thân.
Câu 2: Làm thế nào để xây dựng một xã hội khách quan và công bằng?
A. Tăng cường giáo dục về giá trị đạo đức.
B. Xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh.
C. Nâng cao ý thức của mỗi người dân.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?
A. Vì hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
B. Vì chiến tranh gây ra đau khổ, mất mát.
C. Vì hòa bình là điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện tinh thần bảo vệ hòa bình?
A. Tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực.
B. Ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột.
C. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo.
D. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.
Câu 5: Làm thế nào để giải quyết các xung đột quốc tế một cách hòa bình?
A. Thông qua đàm phán, đối thoại.
B. Thông qua các tổ chức quốc tế.
C. Thông qua việc tôn trọng luật pháp quốc tế.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Biểu hiện của khách quan là gì?
A. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
B. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
C. Nhìn nhận sự vật một cách chính xác.
D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?
A. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
C. Ủng hộ ý kiến sai theo số đông các bạn trong lớp.
D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Câu 8: Người sống khách quan, công bằng có những biểu hiện nào sau đây?
A. Dám phê phán, đấu tranh lại những hành vi thiếu công bằng.
B. Có cách cư xử không phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
C. Có cách cư xử gây mâu thuẫn các mối quan hệ xã hội.
D. Có cái nhìn chủ quan về sự vật, hiện tượng xung quanh.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây nói về sự khách quan, công bằng?
A. Nói có sách, mách có chứng.
B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
C. Quân pháp bất vị thân.
D. Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Câu 10: Cái gì được xem là khát vọng của toàn nhân loại?
A. Giàu có.
B. Hòa bình.
C. Chiến tranh.
D. Lợi nhuận.
Câu 11: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
A. 30/4/1975.
B. 01/5/1975.
C. 02/9/1945.
D. 30/4/1954.
Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
D. Cuộc sống bình yên, ổn định.
Câu 13: Em hiểu câu nói sau như thế nào: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”?
A. Trong cuộc sống không có gì là quý cả, ngay cả độc lập và tự do.
B. Bất cứ thứ gì cũng đều cao quý hơn độc lập, tự do.
C. Độc lập và tự do là những giá trị quý báu nhất trong cuộc sống.
D. Không ai có đủ tiền để mua được độc lập, tự do.
Câu 14: Quản lí thời gian hiệu quả mang lại lợi ích gì cho mỗi người?
A. Chủ động trong cuộc sống, công việc.
B. Biết cách làm việc và học tập.
C. Lãng phí thời gian hoàn thành công việc.
D. Tạo khuôn mẫu để thực hiện theo cho đúng.
Câu 15: Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?
A. Xác định các công việc cần hoàn thành.
B. Xác định thời hạn của mỗi công việc.
C. Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc.
D. Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................