Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hành vi vi phạm quy định là:
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 2: Tiêu dùng thông minh là:
A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.
Câu 3: Khi mua đồ điện tử, tiêu dùng thông minh là:
A. Mua sản phẩm giá rẻ nhất trên thị trường.
B. Chỉ mua theo lời khuyên của người bán hàng.
C. Tìm hiểu kỹ thông số kỹ thuật và đánh giá của người dùng.
D. Ưu tiên mẫu mã đẹp, thời trang.
Câu 4: Khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, thuế có tính chất:
A. ủng hộ nhân đạo.
B. tự nguyện.
C. bắt buộc.
D. quyên góp.
Câu 5: Vi phạm xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm là:
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 6: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 7: Đâu là cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?
A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.
B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
C. Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.
D. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 8: Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?
A. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen.
B. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
C. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng.
D. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường.
Câu 9: Tú và Linh là đôi bạn thân từ nhỏ. Một hôm, Linh tâm sự với Tú rằng Linh đã sống cùng bà nội từ nhỏ nhưng đợt này bà nội ốm nặng, sợ không qua khỏi và Linh không biết phải sống như thế nào nếu thiếu bà. Nếu em là Tú, em nên làm gì?
A. Bảo Linh nên nghỉ học để ở nhà với bà.
B. An ủi Linh, cần bình tĩnh đối diện với sự thật để vượt qua nỗi đau này.
C. Im lặng nhìn Linh khóc, vì không biết làm thế nào.
D. Nói với cô giáo để cô giúp Linh yêu đời trở lại.
Câu 10: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì?
A. phạt tiền người vi phạm.
B. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. lập lại trật tự xã hội.
D. ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 12: Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc. Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?
A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.
B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.
C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.
D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.
Câu 13: Những hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật nào?
A. Hiến pháp.
B. Bộ luật dân sự.
C. Bộ luật hình sự.
D. Bộ luật tố tụng hình sự.
Câu 14: Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:
A. Xác định nhu cầu chính đáng.
B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm.
C. Sử dụng sản phẩm an toàn.
D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
Câu 15: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi
A. Tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.
B. Bảo tồn di sản văn hóa.
C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
D. Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Lan là một sinh viên mới ra trường. Nhận thấy rằng người dân trong vùng có nhu cầu cao trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Lan quyết định mở một tiệm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ nông dân trong vùng. Vì muốn nhanh chóng bắt đầu công việc, Lan mua các loại thuốc từ một nguồn không rõ ràng và không kiểm tra kỹ các quy định pháp luật. Cô không biết rằng việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi phải có giấy phép, bằng cấp chuyên môn và đảm bảo nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Sau một thời gian, cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện Lan kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, không có giấy phép và các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Cô bị xử phạt, hàng hóa bị tịch thu, và cửa hàng phải đóng cửa, gây thiệt hại lớn về tài chính và danh tiếng.”
a) Lan chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận mà không cần quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng hàng hoá.
b) Lan có thể kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật mà không cần giấy phép nếu chỉ bán tại địa phương.
c) Việc kinh doanh sản phẩm không đạt tiêu chuẩn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
d) Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ các quy định pháp luật, bao gồm giấy phép kinh doanh và đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Anh Bình là trưởng phòng kế toán của một công ty tư nhân. Do cần tiền trả nợ cá độ bóng đá, anh đã lợi dụng chức vụ của mình để giả mạo chữ ký của giám đốc, làm sai lệch sổ sách kế toán và chiếm đoạt số tiền 850 triệu đồng của công ty. Để che giấu hành vi này, anh đã đe dọa và ép buộc chị Mai (nhân viên dưới quyền) làm giả các chứng từ, đồng thời hứa sẽ chia cho chị 100 triệu đồng. Tuy nhiên, chị Mai đã tố cáo anh Bình và tự nguyện khai báo toàn bộ sự việc với cơ quan chức năng.”
a) Anh Bình phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Tham ô tài sản" và tội "Cưỡng ép người khác phạm tội", dù đã bồi thường thiệt hại, việc này chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ.
b) Chị Mai phải chịu trách nhiệm hình sự như anh Bình vì đã trực tiếp tham gia làm giả chứng từ và đồng ý nhận tiền phi pháp.
c) Chị Mai có thể được miễn trách nhiệm hình sự vì đã bị ép buộc phạm tội và đã tự nguyện khai báo trước khi bị phát hiện.
d)Anh Bình chỉ cần bồi thường thiệt hại và sẽ bị kỷ luật (sa thải) vì đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách bồi thường toàn bộ số tiền.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................