Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Kinh doanh ra đời nhằm mục đích gì?
A. Làm từ thiện.
B. Giải trí.
C. Sở hữu tài sản.
D. Thu lợi nhuận.
Câu 2: Người tiêu dùng thông minh là:
A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều.
B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại.
C. Mua được sản phẩm có chất lượng.
D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu.
Câu 3: Điều gì sẽ giúp bạn tránh lãng phí khi tiêu dùng?
A. So sánh giá và chất lượng trước khi mua.
B. Chỉ chọn hàng đắt tiền để đảm bảo chất lượng.
C. Mua sắm khi có tâm trạng buồn chán.
D. Không cần lên danh sách trước khi mua sắm.
Câu 4: Thuế được sử dụng để làm gì?
A. Chi vào việc riêng của cá nhân.
B. Chi tiêu cho những công việc chung.
C. Khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
D. Trả lương lao động trong công ty tư nhân.
Câu 5: Khi thấy một sản phẩm khuyến mãi hấp dẫn, bạn nên:
A. Mua ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội.
B. Tự hỏi xem mình có thực sự cần sản phẩm đó hay không.
C. Mua số lượng lớn để tích trữ.
D. Chia sẻ quảng cáo cho nhiều người khác.
Câu 6: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ:
A. hôn nhân và gia đình
B. nhân thân phi tài sản.
C. chuyển dịch tài sản
D. lao động, công vụ nhà nước.
Câu 7: Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?
A. Nóng tính, quyết đoán.
B. Vội vàng, bộp chộp.
C. Điềm tĩnh, gan dạ.
D. Tiêu cực, bảo thủ.
Câu 8: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?
A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 9: Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?
A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.
B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.
C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.
D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.
Câu 10: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
Câu 11: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:
A. hình sự
B. hành chính
C. dân sự
D. kỉ luật
Câu 12: Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?
A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hòan cảnh.
D. Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Câu 13: Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?
A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh.
B. Mua những đồ dùng mình thích.
C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh.
D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh.
Câu 14: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là gì?
A. Giáo dục, răn đe là chính.
B. Có thể bị phạt tù.
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.
Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Nam là một học sinh lớp 9 tại một trường THCS tại thành phố Hà Nội. Một buổi tối, Nam cùng nhóm bạn đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm. Khi bị cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra, Nam không xuất trình được giấy phép lái xe và giấy đăng ký xe. Hoảng sợ, Nam đã có hành vi chống đối, xô đẩy cảnh sát giao thông và bỏ chạy. Trong lúc bỏ chạy, Nam đã va chạm với xe máy của anh Hùng đang đi đúng làn đường, khiến xe của anh Hùng bị hư hỏng nặng với thiệt hại khoảng 15 triệu đồng.”
a) Nam sẽ không bị xử phạt về hành vi chống người thi hành công vụ mà chỉ bị nhắc nhở cảnh cáo vì Nam chưa đủ 18 tuổi.
b) Nam phải chịu trách nhiệm hành chính về các lỗi vi phạm giao thông như: không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe và giấy đăng ký xe.
c) Cha mẹ Nam không phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại cho anh Hùng vì Nam là người trực tiếp gây ra tai nạn.
d) Nam phải chịu trách nhiệm dân sự về việc bồi thường thiệt hại cho anh Hùng do làm hư hỏng xe máy.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Anh Bình là trưởng phòng kế toán của một công ty tư nhân. Do cần tiền trả nợ cá độ bóng đá, anh đã lợi dụng chức vụ của mình để giả mạo chữ ký của giám đốc, làm sai lệch sổ sách kế toán và chiếm đoạt số tiền 850 triệu đồng của công ty. Để che giấu hành vi này, anh đã đe dọa và ép buộc chị Mai (nhân viên dưới quyền) làm giả các chứng từ, đồng thời hứa sẽ chia cho chị 100 triệu đồng. Tuy nhiên, chị Mai đã tố cáo anh Bình và tự nguyện khai báo toàn bộ sự việc với cơ quan chức năng.”
a) Anh Bình phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Tham ô tài sản" và tội "Cưỡng ép người khác phạm tội", dù đã bồi thường thiệt hại, việc này chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ.
b) Chị Mai phải chịu trách nhiệm hình sự như anh Bình vì đã trực tiếp tham gia làm giả chứng từ và đồng ý nhận tiền phi pháp.
c) Chị Mai có thể được miễn trách nhiệm hình sự vì đã bị ép buộc phạm tội và đã tự nguyện khai báo trước khi bị phát hiện.
d) Anh Bình chỉ cần bồi thường thiệt hại và sẽ bị kỷ luật (sa thải) vì đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách bồi thường toàn bộ số tiền.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................