Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Tiêu dùng thông minh có:
A. Hai cách
B. Ba cách
C. Bốn cách
D. Năm cách
Câu 2: Bộ luật nào quy định những hình phạt nghiêm khắc nhất cho các hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hiến pháp.
B. Bộ luật dân sự.
C. Bộ luật hình sự.
D. Bộ luật tố tụng hình sự.
Câu 3: Để thích ứng với sự thay đổi cần:
A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.
B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
C. Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.
D. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 4: Cách hiểu đúng về xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí là:
A. Mua tất cả những vật dụng, đồ dùng mình muốn.
B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau.
C. Chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng.
D. Mua những đồ dùng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán.
Câu 5: Cách hiểu đúng về thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là:
A. Giáo dục, răn đe là chính.
B. Có thể bị phạt tù.
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.
Câu 6: Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc. Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?
A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.
B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.
C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.
D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.
Câu 7: Loại vi phạm nào xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 8: Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.
B. Tốn ít tiền mà vẫn mua được nhiều thứ.
C. Làm cho của cải không ngừng tăng lên.
D. Luôn luôn tiết kiệm được tiền.
Câu 9: Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.
C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.
D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.
Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 11: Điền vào chỗ chấm: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.
A. thời điểm
B. bí quyết
C. chìa khóa
D. nút thắt
Câu 12: Em hãy cho biết khái niệm của tiêu dùng thông minh?
A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.
Câu 13: Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?
A. Hoảng loạn và không biết phải làm gì.
B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.
C. Chờ đợi và xem xét tình hình trước khi hành động.
D. Sợ hãi và nhờ người khác giúp đỡ.
Câu 14: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 15: Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................