Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 19: CÔNG NGHỆ NUÔI MỘT SỐ LOÀI THUỶ SẢN PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM.
(21 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nơi đặt lồng nuôi cá rô phi không nên
A. ở nơi đã quy hoạch ở trên sông, hồ, hồ thuỷ điện,..
B. ở nơi có nguồn nước sạch.
C. ở nơi nước được lưu thông, chất lượng đảm bảo.
D. ở khu vực tàu thuyền neo đậu, qua lại.
Câu 2: Nơi sông đặt lồng nuôi cá rô phi có tốc độ dòng chảy ổn định khoảng
A. 0,2 - 0,3 m/s.
B. 2 – 3 m/s.
C. 10 m/s.
D. 20 m/s
Câu 3: Các cụm lồng trên sông nên cách nhau khoảng
A. 20 – 30m.
B. 50 – 100m.
C. 200 – 300m.
D. 150 – 200m.
Câu 4: Các cụm lồng trên hồ nên cách nhau khoảng
A. 20 – 30m.
B. 200 – 300m.
C. 150-200m.
D. 50 – 100m.
Câu 5: Tổng diện tích các lồng nuôi nên dưới
A. 0,2% diện tích mặt sông.
B. 1% diện tích mặt sông.
C. 3% diện tích mặt sông.
D. 0,4% diện tích mặt sông.
Câu 6: Nguyên vật liệu làm lông nuôi cá rô phi thường làm bằng chất liệu
A. sắt.
B. thép không rỉ.
C. đồng.
D. bạc.
Câu 7: Cá rô phi giống thường được thả vào
A. tháng 3 đến tháng 4 hằng năm.
B. tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
C. tháng 1 đến tháng 2 hằng năm.
D. tháng 5 đến tháng 6 hằng năm.
Câu 8: Khi nuôi quản lí cá rô phi nuôi trong lồng, ta định kì vệ sinh lồng
A. 2 tuần/lần(mùa hè), 1 tuần/lần(mùa đông).
B. 2 tuần/lần(mùa hè), 3 tuần/lần(mùa đông).
C. 1 tuần/lần (mùa hè), 2 tuần/lần(mùa đông).
D. 2 tuần/lần.
Câu 9: Hệ thống ao nuôi tôm gồm
A. 2 ao cho 2 giai đoạn khác nhau.
B. 4 ao cho 4 giai đoạn khác nhau.
C. 5 ao cho 5 giai đoạn khác nhau.
D. 3 ao cho 3 giai đoạn khác nhau.
Câu 10: Diện tích mỗi ao nuôi tôm là
A. từ 1000 m2 đến 2000 m2.
B. từ 200 m2 đến 500 m2.
C. từ 200 m2 đến 500 m2.
D. từ 200 m2 đến 500 m2.
Câu 11: Khi quản lí môi trường nuôi tôm, định kì thay nước là
A. 2 – 3 ngày/lần thay từ 50% đến 60% thể tích nước trong ao.
B. 2 tuần/lần thay từ 20% đến 30% thể tích nước trong ao.
C. 4 – 5 ngày/lần thay từ 20% đến 30% thể tích nước trong ao.
D. 1 tuần/lần thay từ 50% đến 60% thể tích nước trong ao.
Câu 12: Đặc điểm của bãi nuôi ngao Bến Tre là
A. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 20%), độ mặn cao.
B. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 60% đến 80%), độ mặn từ 1,5-2,5%
C. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 10%), độ mặn khoảng 1%.
D. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát hiếm 90%), độ mặn 0%
Câu 13: Có mấy vụ chính để thả ngao giống?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Vì sao mật độ thả tôm thẻ chân trắng ở ba giai đoạn nuôi khác nhau?
A. Do mỗi giai đoạn nuôi tôm có kích thước khác nhau và sức đề kháng khác nhau.
B. Do chất lượng nước 3 hồ khác nhau.
C. Do thức ăn 3 hồ khác nhau.
D. Do lượng oxygen hoà tan trong nước 3 hồ khác nhau.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI
Câu 1: Khi thảo luận về phương thức nuôi trồng phổ biến, nhóm học sinh đưa ra một số ý kiến sau:
a) Diện tích ao, đầm nuôi thâm canh thường rất lớn.
b) Phương thức nuôi quảng canh cho năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi.
c) Trong phương thức nuôi thâm canh, hệ thống nuôi có nguồn cấp và thoát nước hoàn toàn chủ động, đầy đủ các trang thiết bị, thuốc, hoá chất để phòng và xử lí bệnh.
d) Phương thức nuôi thâm canh có mật độ thả giống cao.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------