Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

BÀI 8: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THUỶ SẢN

(16 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải vai trò quan trọng của thuỷ sản đối với đời sống con người và nền kinh tế?

A. Cung cấp thực phẩm giàu protein cho con người.

B. Cung cấp khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch cho công nghiệp máy móc.

C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

D. Khẳng định chủ quyền biển đảo và an ninh quốc phòng.

Câu 2: Đâu không phải lợi thế của điều kiện tự nhiên ở Việt Nam đối với phát triển thuỷ sản là

A. 3/4 địa hình là đồi núi, nhiều rừng cây.

B. Bờ biển dài hơn 3 260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

C. Nguồn thuỷ sản khá phong phú.

D. Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm, rừng ngập mặn, sông, suối, kênh, rạch,… thích hợp nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ, ngọt.

Câu 3: Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tâmd nhìn năm 2045, ngành thuỷ sản giải quyết việc làm cho trên 

A. 1 triệu người lao động.

B. 2,5 triệu người lao động.

C. 3,5 triệu người lao động.

D. 10 triệu người lao động.

Câu 4: Việt Nam đặt mục  tiêu đạt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thuỷ sản đạt khoảng

A. 1,0%/năm.

B. 10,0%/ năm.

C. 1,0 – 2,0%/năm.

D. 3, 0 – 4,0%/ năm.

Câu 5: Việt Nam đặt mục  tiêu đạt mục tiêu đến năm 2030, tổng sản lượng thuỷ sản đạt

A. 20 triệu tấn.

B. 5 triệu tấn.

C. 9,8 triệu tấn.

D. 15,5 triệu tấn.

Câu 6: Đâu không phải là xu hướng của phát triển thuỷ sản ở Việt Nam và thế giới?

A. Phát triển bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

B. Giảm tỉ lệ nuôi, tăng tỉ lệ khai thác để phát triển bền vững.

C. Áp dụng công nghệ cao để phát triển bền vững.

D. Hướng tới nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Câu 7: Đâu không phải lợi ích của nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP?

A. Tạo ra những sản phẩm thuỷ sản đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

B. Giúp quản lí tốt tất cả các các khâu trong quá trình sản xuất, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, vệ sinh môi trường, phát triển thuỷ sản bền vững.

C. Giúp thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

D. Giúp tăng nhân công, giảm năng suất nuôi trồng thuỷ sản.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU) 

Câu 1: Để phát triển thuỷ sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác vì

A. giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.

B. tăng thêm thu nhập cho người dân.

C. giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên.

D. tăng áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.

Câu 2: Vì sao nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP, thuỷ sản sẽ đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra quốc tế.

A. Vì sẽ tạo ra các sản phẩm thuỷ sản có khối lượng, kích cỡ lớn.

B. Vì sẽ tạo ra các sản phẩm thuỷ sản đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

C. Vì sẽ tạo ra những sản phẩm thuỷ sản tươi ngon hơn.

D. Vì sẽ tạo ra những sản phẩm thuỷ sản có giái trị dinh dưỡng hơn.

Câu 3: Vì sao nuôi thuỷ sản ven biển, hải đảo lại góp phẩn đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia?

A. Vì người dân chỉ được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình.

B. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.

C. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản trong lẫn ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.

D. Vì người dân không thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Kết quả khảo sát trên 117 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, cho thấy, 71% số doanh nghiệp cho rằng triển vọng ngành thuỷ sản năm 2023 sẽ khó khăn, hơn 22% doanh nghiệp đánh giá sẽ rất khó khăn và chỉ khoảng 7% doanh nghiệp lạc quan vào bức tranh ngành thuỷ sản trong thời gian tới.

BÀI 8: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THUỶ SẢN(16 CÂU)

Giá trị xuất khẩu tôm và cá tra đi xuống trong những tháng gần đây. 

Ba nguyên nhân khiến các doanh nghiệp lo ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ nay đến 2023 gồm: biến động tỷ giá, nguồn vốn thắt chặt; kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng làm giảm nhu cầu dẫn đến tồn kho tăng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn từ những đối thủ có chi phí thấp và giá bán rẻ như Ecuador hay Ấn Độ.

Có tới 87% doanh nghiệp nhận thức được vấn đề đầu tư vào công nghệ để phát triển bền vững, tuy nhiên số doanh nghiệp này cho biết chưa sắp xếp được tài chính nên chưa thể triển khai và chỉ 13% doanh nghiệp sẵn sàng nguồn lực đầu tư ngay. Về vấn đề này, nhiều doanh nghiệp chuyên cung cấp vật liệu, máy móc phục vụ ngành thủy sản đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, thỏa thuận, để hai bên “song hành” cùng nhau.

Nguồn báo online: tepbac.com

a. Giá trị xuất khẩu tôm luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu cá tra.

b. Giá trị xuất khẩu tôm lớn hơn cá tra vì tôm bảo quản khó hơn.

c. Nguyên nhân chính dẫn đến ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không có bước phát triển đột biến là do không đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

d. Để phát triển xuất khẩu thuỷ sản bền vững, các doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và quản trị hiệu quả hàng tồn kho.

Đáp án:

a. Đúng.

b. Sai.

c. Sai.

d. Đúng.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án và PPT công nghệ 12 lâm nghiệp thủy sản Kết nối bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thuỷ sản kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay