Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 2: Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

BÀI 2: CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP CƠ BẢN VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU LÀM SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG.

(17 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Quản lý rừng không có hoạt động nào?

A. Giao rừng, cho thuê rừng.

B. Chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

C. Thu hồi rừng.

D. Săn bắt, loại bỏ các loại động vật hoang dã trong rừng.

Câu 2: Giao rừng là

A. Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phù hợp với Luật Lâm nghiệp và thu tiền sử dụng rừng.

B. Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phù hợp với Luật Lâm nghiệp và không thu tiền sử dụng rừng.

C. Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, không thu tiền sử dụng và có thể tuỳ ý đốn cây làm ruộng vườn, nương rẫy.

D. Nhà nước gia rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, có thu tiền sử dụng nên có thể tuỳ ý đốn cây làm ruộng vườn, nương rẫy.

Câu 3: Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để

A. săn bắt động vật quý hiếm trong rừng.

B. sản xuất lâm nghiệp; lâm-nông-ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch.

C. xây dựng nhà máy, xí nghiệp, phát triển công nghiệp.

D. xây dựng khu dân cư.

Câu 4: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào không phải là bảo vệ rừng?

A. Phòng và chữa cháy rừng.

B. Trừ sinh vật vây hại rừng.

C. Bảo vệ thực vật, động vật rừng.

D. Bỏ rừng đầu nguồn để làm thuỷ điện.

Câu 5: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào không phải là phát triển rừng?

A. Đốt rừng làm nương, rẫy.

B. Phát triển giống cây lâm nghiệp.

C. Duy trì diện tích và cấu trúc của rừng.

D. Thực hiện các biện pháp lâm sinh, 

Câu 6: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng tự nhiên?

A. Khai thác không hợp lý gỗ và các sản phẩm khác từ rừng.

B. Chăn thả gia súc.

C. Cháy rừng.

D. Phá rừng trông cây công nghiệp và cây đặc sản.

Câu 7: Trong giai đoạn 2012 đến 2017, có 89% diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam bị mất là do

A. cháy rừng.

B. biến đổi khí hậu.

C. chuyển đổi mục đích sử dụng.

D. chăn thả gia súc.

Câu 8: Đâu không phải giải pháp chủ yếu khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?

A. Giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng.

B. Kiểm soát từng loại rừng thông qua những quy chế pháp lí riêng.

C. Kiểm soát suy thoái động vật, thực vật hoang dã quý hiếm.

D. Thay các loại cây rừng bằng cây công nghiệp như cao su, cọ dầu,…

Câu 9: Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng không được tiến hành theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Đẩy mạnh khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng để phát triển kinh tế.

B. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch; đảm bảo dân chủ công khai.

C. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

D. Đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bên vững, có hiệu quả tài nguyên rừng, đất rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Nguyên nhân chính và phổ biến gây cháy rừng ở nước ta là do

A. đốt rừng làm nương, rẫy.

B. sự thay đổi của khí hậu, nhiệt độ cao và khô.

C. hạn hán kéo dài nhiều năm.

D. ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Vì sao cần xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia?

A. Để tạo ra môi trường sống thuận lợi cho động, thực vật hoang dã quý hiếm.

B. Để phát triển kinh tế, du lịch sinh thái.

C. Để khai khác rừng có hiệu quả hơn.

D. Để tránh cháy rừng.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Được mệnh danh là Kỳ lân châu Á, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Nạn phá rừng và các bẫy thú là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sao la.

“Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ. Nếu chúng ta có thể cứu Sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại, ví dụ như nguồn nước ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào chẳng hạn. Do đó, đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng và tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.”

TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam

BÀI 2: CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP CƠ BẢN VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU LÀM SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG.(17 CÂU)BÀI 2: CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP CƠ BẢN VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU LÀM SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG.(17 CÂU)

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về bảo vệ tài nguyên rừng?

  1. Loài Sao La đại diện cho sự đa dạng sinh thái và tài nguyên rừng ở nước ta.

b. Loài Sao La không nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam.

c. Nguyên nhân chính khiến Sao La đứng trên bờ vực tuyệt chủng là do tác động của con người tới môi trường sống của chúng.

d. Biện pháp tốt nhất để bảo vệ loài Sao La là mở rộng diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã, quý hiếm.

Đáp án

a - Đ.

b - S.

c - Đ.

d - S.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án điện tử Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối Bài 2: Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thuỷ sản kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay