Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI THUỶ SẢN
(17 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn là
A. công nghệ nuôi tái sử dụng.
B. công nghệ nuôi tái sử dụng thức ăn chăn nuôi.
C. công nghệ nuôi tái sử dụng chất thải chăn nuôi.
D. công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
Câu 2: Đâu là nhược điểm của công nghệ nuôi tuần hoàn?
A. Chi phí đầu tư ban đầu cao.
B. Năng suất cao, tiết kiệm nước.
C. Đảm bảo an toàn sinh học
D. Kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu 3: Đâu là ưu điểm của công nghệ nuôi tuần hoàn?
A. Chỉ áp dụng cho các loài nuôi có giá trị kinh tế cao.
B. Tốn nhiều điện năng.
C. Cần nguồn nhân lực có trình độ để vận hành công nghệ.
D. Hạn chế được ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập tác nhân gây bệnh.
Câu 4: Thành phần cơ bản của hệ thống nuôi tuần hoàn gồm mấy loại bể?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 5: Công nghệ Biofloc là
A. công nghệ sử dụng tập hợp các loại virus tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
B. công nghệ sử dụng tập hợp các loại rong, tảo tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
C. công nghệ sử dụng tập hợp các vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh,…tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
D. công nghệ sử dụng tập hợp các loại rong, bèo tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
Câu 6: Đâu là nhược điểm của công nghệ biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản?
A. Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước vào hệ thống.
B. Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
C. Cải thiện an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
D. Cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Câu 7: Đâu là ưu điểm của công nghệ biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản?
A. Cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
B. Hệ thống sục khí cần hoạt động liên tục nên cần phải có nguồn điện ổn định
C. Chi phí năng lượng cao.
D. Người nuôi phải có kiến thức và được đào tạo về kĩ thuật áp dụng Biofloc trong nuôi thuỷ sản.
Câu 8: Hiện nay, tại Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ Biofloc trong nuôi
A. tôm sú và cá chép.
B. cá rô phi và cá chép.
C. tôm thẻ chân trắng và cá rô phi.
D. tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Vì sao công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi?
A. Do kiểm soát được nguồn nước và môi trường nuôi, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
B. Do tăng sức đề kháng của con nuôi.
C. Do lọc sạch được chất bẩn, chất thải trong nước nuôi thuỷ sản.
D. Do tăng cường thêm oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản.
Cho sơ đồ thành phần và nguyên lí của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn dưới đây. Số 1 là bể nuôi thuỷ sản.
Hình ảnh áp dụng từ câu 2 đến câu 4.
Câu 2: Vị trí số 2 trong sơ đồ là
A. Bể chứa nước thải hoà tan.
B. Bể chứa nước sạch sau xử lí.
C. Bể lọc cơ học.
D. Bể lọc sinh học.
Câu 3: Vị trí số 3 trong sơ đồ là
A. Bể chứa nước thải hoà tan.
B. Bể chứa nước sạch sau xử lí.
C. Bể lọc cơ học.
D. Bể lọc sinh học.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐÚNG – SAI
Câu 1: Có các ý kiến nhận xét về công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn:
a) Công nghệ nuôi tuần hoàn giúp nuoi với mật độ cao, tăng năng suất nuôi.
b) Công nghệ nuôi tuần hoàn có mức độ an toàn sinh học cao, tiết kiệm nước.
c) Công nghệ nuôi tuần hoà có chi phí lắp đặt và vận hành thấp.
d) Công nghệ nuôi tuần hoàn hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các giai đoạn sản xuất giống và nuôi thường phẩm các loại tôm, cá nước ngọt, nước lợ, mặn ở Việt Nam.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------