Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 23: Vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 23: VAI TRÒ CỦA PHÒNG, TRỊ BỆNH THUỶ SẢN
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Bệnh thuỷ sản là
A. trạng thái bình thường của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.
B. trạng thái bình thường của các loài thuỷ sản khi không có nguyên nhânn tác động.
C. trạng thái không bình thường của các loài thuỷ sản khi không có nguyên nhân tác động.
D. trạng thái không bình thường của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.
Câu 2: Đâu không phải tác nhân gây bệnh xâm nhập vào hệ thống nuôi?
A. Tốc độ gió.
B. Cá, tôm bố mẹ hoặc con giống.
C. Thức ăn thuỷ sản hoặc nguồn nước cấp ao.
D. Các dụng cụ dùng trong nuôi trồng thuỷ sản hoặc kí chủ trung gian.
Câu 3: Bệnh sẽ gây ra tổn thương cho các loài thuỷ sản như
A. giảm giá trị dinh dưỡng của thuỷ sản.
B. mất mùi vị của thuỷ sản.
C. xương cá tiêu biến.
D. lồi mắt, xuất huyết, đục cơ, thối cơ, chậm lớn hoặc chết; giảm chất lượng giống.
Câu 4: Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản?
A. Bảo vệ các loài thuỷ sản, sức khoẻ con người.
B. Bảo vệ tài nguyên rừng.
C. Đảm bảo kinh tế xã hội.
D. Bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 5: Việc phòng, trị bệnh tốt cho các loài thuỷ sản giúp
A. gây mấy an toàn vệ sinh thực phẩm.
B. tăng nguy cơ lây bệnh sán lá gan, sán lá phổi,... sang con người.
C. giảm thiểu lạm dụng thuốc, hoá chất trong nuôi, trồng thuỷ sản, giảm nguy cơ tồn dư thuốc đảm bảo an toàn thực phẩm.
D. chưa thực sự hữu hiệu trong bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Câu 6: Phòng, trị bệnh tốt cho thuỷ sản sẽ
A. giảm đi kế sinh nhai, việc làm.
B. nâng cao hiệu quả nuôi trồng, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi, phát triển thuỷ sản bền vững hơn.
C. giảm thu nhập.
D. phá huỷ hệ sinh thái tự nhiên xung quanh khu vực.
Câu 7: Phòng và trị bệnh thuỷ sản tốt sẽ hạn chế được
A. việc lây lan mầm bệnh ra diện rộng.
B. năng suất nuôi trồng thuỷ sản.
C. chất lượng động vật thuỷ sản.
D. sự sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Bệnh có thể truyền từ các loài thuỷ sản sang người là
A. nhóm vi khuẩn Mycobacterium, bệnh sán lá gan, sán lá ruột nhỏ,…
B. thuỷ đậu.
C. sốt rét.
D. sốt xuất huyết.
Câu 2: Đâu không phải tác hại của bệnh thuỷ sản?
A. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng hệ sinh thái.
B. Ảnh hưởng đến kinh tế.
C. Ảnh hưởng đến tiến hoá và chọn lọc tự nhiên.
D. Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Câu 3: Đâu không phải là một biện pháp nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho động vật thuỷ sản?
A. Tắm cho cá bằng các dung dịch sát khuẩn.
B. Sử dụng các loại thảo dược có khả năng phòng bệnh.
C. Xả nước nuôi thuỷ sản ra môi trường tự nhiên khi chưa xử lí
D. Cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho con nuôi.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐÚNG – SAI.
Câu 1: Trong nuôi trồng thuỷ sản, việc chữa bệnh chỉ thực hiện khi cần thiết và các biện pháp phòng bệnh tổng hợp có vai trò chính trong kiểm soát dịch bệnh.
a) Động vật bị nhiễm bệnh sẽ bị giảm khả năng sinh trưởng hoặc bị chết.
b) Một số bệnh thuỷ sản có thể lây nhiễm và gây bệnh trên người qua thực phẩm hoặc tiếp xúc với thuỷ sản nhiễm bệnh.
c) Thuỷ sản nhiễm bệnh sẽ chậm lớn và tỉ lệ chết có thể lên đến 60%.
d) Quá trình nuôi trồng, chế biến và thương mại sản phẩm thuỷ sản sử dụng nhiều lao động.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------