Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 25: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH THỦY SẢN
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Một số bệnh ở các loài thủy sản có tính
A. lây lan nhanh.
B. thời vụ.
C. nguy hiểm thấp.
D. ít lây lan.
Câu 2: Công nghệ sinh học nào được ứng dụng trong chẩn đoán sớm bệnh thủy sản?
A. Chiết DNA.
B. Kít chẩn đoán nhanh.
C. Ngưng tụ mẫu vật.
D. Tách mầm bệnh.
Câu 3: Quy trình phát hiện virus gây bệnh thủy sản bằng kĩ thuật PCR có bao nhiêu bước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Kĩ thuật PCR có thể phát hiện được virus gây bệnh gì trên cá voi?
A. Herpesvirus.
B. Xuất huyết.
C. Hoại tử cơ.
D. Đầu vàng.
Câu 5: Kĩ thuật PCR có thể phát hiện được virus gây bệnh gì trên cá trắm cỏ?
A. Herpesvirus.
B. Xuất huyết.
C. Hoại tử cơ.
D. Đầu vàng.
Câu 6: Quy trình chẩn đoán bệnh thủy sản bằng kít chẩn đoán có bao nhiêu bước?
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 7: Loại vaccine được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thủy sản là
A. vaccine vô hoạt.
B. vaccine hoại tử.
C. vaccine cúm.
D. vaccine bạch hầu.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Trong nuôi trồng thủy sản, vaccine ra đời nhờ ứng dụng công nghệ sinh học là
A. vaccine viêm não.
B. vaccine DNA.
C. vaccine ho gà.
D. vaccine bạch hầu.
Câu 2: Nội dung bước 1 trong quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh phòng, trị bệnh thủy sản là
A. phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phòng, trị bệnh thủy sản.
B. nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp.
C. phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
D. đóng gói, bảo quản và sử dụng.
Câu 3: Thảo dược không được nghiên cứu để ứng dụng trong phòng, trị bệnh thủy sản là
A. thanh hao hoa vàng.
B. tỏi.
C. ngũ bội tử.
D. thạch tín.
Câu 4: Loại thảo dược có thể dùng để phòng, trị bệnh thủy sản là
A. nấm đỏ tán trắng.
B. xuyên tâm liên.
C. lá ngón.
D. cà độc dược.
Câu 5: Hoạt chất có hoạt tính kháng bệnh cao trong các loại thảo dược là
A. allicin.
B. xyanide.
C. copper.
D. hydrogen.
Câu 6: Nội dung bước 2 trong quy trình phát hiện virus (có vật chất di truyền DNA) gây bệnh thủy sản bằng kĩ thuật PCR là
A. tách chiết DNA tổng số.
B. thu mẫu thủy sản.
C. nhân bản đoạn gene đặc hiệu của tác nhân gây bệnh.
D. điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI.
Câu 1: Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ứng dụng kĩ thuật PCR trong chuẩn đoán bệnh thuỷ sản. Sau đây là tổng hợp một số nhận định của nhóm sau khi tìm hiểu:
a) Chỉ phát hiện được tác nhân gây bệnh ở giai đoạn nhiễm nặng.
b) Phương pháp có độ nhạy và mức độ chính xác cao.
c) Yêu cầu trang thiết bị hiện đại.
d) Bất cứ ai cũng có thể thực hiện được mà không cần qua đào tạo.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------