Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 26: Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 26: Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 26: BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Nguồn lợi thủy sản là ____________ trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
A. tài nguyên sinh vật.
B. tài nguyên thiên nhiên.
C. tài nguyên nhân tạo.
D. tài nguyên nhiệt đới.
Câu 2: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong _________ có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
A. vùng nước nhân tạo.
B. vùng nước tự nhiên.
C. vùng nước mặn.
D. vùng nước ngọt.
Câu 3: Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân, do _________ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí
A. chủ tịch tỉnh.
B. chủ đầu tư.
C. doanh nghiệp.
D. nhà nước.
Câu 4: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản không bao gồm
A. bảo vệ các loài thủy sản.
B. bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
C. bảo vệ khu mua bán thủy sản.
D. bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản.
Câu 5: Hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm
A. bảo vệ các loài thủy sản lâu năm.
B. bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
C. bảo vệ khu mua bán thủy sản.
D. bảo vệ khu vực hải sản tập trung sinh sản.
Câu 6: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có mấy ý nghĩa chính?
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản giúp
A. giảm tỉ lệ mắc bệnh ở thủy sản.
B. bảo vệ đa dạng sinh học.
C. nâng cao giá trị thủy sản.
D. giảm hiệu ứng nhà kính.
Câu 2: Nếu doanh nghiệp phá bỏ công trình dưới mặt nước, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản thì doanh nghiệp đó phải
A. khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi đã gây ra.
B. nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật mới.
C. phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
D. dịch mã các gene của các loài thủy sản bị mất đi.
Câu 3: Các tổ chức, cá nhân phải
A. sử dụng chế phẩm sinh học khi nuôi trồng thủy sản.
B. ứng dụng công nghệ hóa học trong phòng bệnh thủy sản.
C. phá bỏ đường di cư để nhân giống thuần chủng một số loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.
D. tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thủy sản.
Câu 4: Việc nên làm để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản là
A. khử trùng nước sinh hoạt bằng hóa chất trước khi nuôi thủy sản.
B. tạo đường di cư cho loài thủy sản.
C. tiêm vaccine cúm đầy đủ cho các loài thủy sản.
D. thường xuyên kiểm tra bệnh bạch hầu ở thủy sản.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI.
Câu 1: Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt các loài thuỷ sản quý, hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững, phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.
a) Nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta rất phong phú và đa dạng đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân.
b) Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đem lại hiểu quả cao về mặt kinh tế cũng như phát triển bền vững cho hệ sinh thái.
c) Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là chúng ta không cần tái tạo lại chúng. Khai thác triệt để để đem lại hiệu quả kinh tế.
d) Chúng ta phải thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy đình của pháp luật.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------