Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 12 (Lâm nghiệp thuỷ sản) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN 12
KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Vai trò của rừng phòng hộ ven biển là gì?
A. Điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi, giảm thiểu thiên tai như lũ lụt và hạn hán
B. Chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn... bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển
C. Làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người và tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển
D. Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài nấm, thực vật, động vật quý hiếm
Câu 2: Vai trò quan trọng nhất của lâm nghiệp đối với môi trường là gì?
A. Cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp
B. Bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái
C. Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng
D. Tạo việc làm cho người dân
Câu 3: Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn đất nhờ vào:
A. Cung cấp oxy cho môi trường
B. Tạo ra không gian sống cho động vật
C. Các rễ cây giữ đất không bị trôi
D. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Câu 4: Lâm nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu toàn cầu?
A. Giảm bớt hiệu ứng nhà kính
B. Làm tăng lượng CO₂ trong không khí
C. Tăng lượng CO₂ trong không khí
D. Không có ảnh hưởng gì đến khí hậu toàn cầu
Câu 5: Nguyên nhân gây suy thoái rừng là gì?
A. Sự thay đổi khí hậu
B. Trồng cây không phù hợp
C. Quá trình đô thị hóa
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
Câu 6: Việc khai thác gỗ không bền vững sẽ dẫn đến vấn đề gì cho rừng?
A. Đất đai bị thoái hóa
B. Diện tích rừng bị suy giảm
C. Mất cân bằng sinh thái
D. Cả A, B và C
Câu 7: Hành động đốt rừng gây ra ảnh hưởng gì đối với tài nguyên rừng?
A. Làm sạch rừng
B. Tăng sự đa dạng sinh học
C. Gây thiệt hại nặng nề cho hệ sinh thái
D. Giúp bảo vệ đất đai
Câu 8: Trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phương pháp nào thường được áp dụng để duy trì sự đa dạng sinh học trong khi khai thác rừng?
A. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng bổ sung
B. Trồng rừng mới, trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng
C. Nuôi dưỡng, làm giàu rừng
D. Cải tạo rừng tự nhiên
Câu 9: Hoạt động trồng và tỉa thưa có tác dụng gì đối với sự phát triển của rừng?
A. Cây nhanh chóng ra hoa và kết quả
B. Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo các chức năng của rừng
C. Nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất và tránh khuyết tật sản phẩm gỗ
D. Làm tiêu tốn dinh dưỡng khiến cây chậm phát triển, phát triển không đồng đều
Câu 10: Hoạt động tỉa cảnh có tác dụng gì đối với sự phát triển của rừng?
A. Cây nhanh chóng ra hoa và kết quả
B. Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo các chức năng của rừng
C. Nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất và tránh khuyết tật sản phẩm gỗ
D. Làm tiêu tốn dinh dưỡng khiến cây chậm phát triển, phát triển không đồng đều
Câu 11: Tại vùng đệm hay phân khu phục hồi sinh thái của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta trồng rừng nhằm mục đích gì?
A. Hỗ trợ việc bảo vệ phân khu bảo tồn nghiêm ngặt, góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái hoặc đã mất
B. Phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, giảm thiểu tác hại của các hiện tượng thiên nhiên bất lợi, cải tạo môi trường sinh thái của khu vực
C. Chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy của các con sông
D. Chắn cát bay
Câu 12: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào là chăm sóc rừng?
A. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, tỉa cành, tỉa thưa, bón phân, tưới nước
B. Chặt bỏ cây dại, tỉa cành, tỉa thưa, bón phân, tưới nước
C. Tỉa cành, tỉa thưa, bón phân
D. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, tỉa cành
Câu 13: Trong quá trình trồng rừng, có một số cây chưa được cao nhưng những cành bên vươn tán khá rộng, lúc này ta nên
A. Bón phân cho cây thêm cao
B. Tỉa bớt các cành bên
C. Tưới nước cho cây
D. Chặt bỏ các cây dại
Câu 14: Trong giai đoạn 2012 đến 2017, có 89% diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam bị mất là do
A. Cháy rừng
B. Biến đổi khí hậu
C. Chuyển đổi mục đích sử dụng
D. Chăn thả gia súc
Câu 15: Các đại lượng biểu thị cho sinh trưởng của cây rừng là gì?
A. Là sự tăng trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích của cây
B. Là các chất dinh dưỡng có trong cây
C. Là các nguyên tố đại lượng có trong cây
D. Là chiều cao và kích cỡ của thân cây
Câu 16: ............................................
............................................
............................................