Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối Ôn tập Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG  3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

Câu 1: Nhiệt độ của nhân Trái Đất là

  1.  Khoảng 5000 độ C
  2. Khoảng 10000 độ C
  3. 0 độ C
  4. 1 triệu độ C

Câu 2: Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất là

  1. Rắn
  2. Lỏng
  3. Khí
  4. Chân không

Câu 3: Các châu lục hiện tại được hình thành là kết quả của

  1. Quá trình nội sinh
  2. Quá trình ngoại sinh
  3. Thần linh kiến tạo
  4. Có sẵn

Câu 4:  Nếu đang học trong lớp mà có động đất em sẽ

  1. Tìm chỗ trú tránh vật rơi trúng người như gầm bàn
  2. Reo hò
  3. Chạy lòng vòng trong lớp
  4. Ngồi im chờ người đến cứu

Câu 5: Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là:

  1. 1 000oC
  2. 5 000oC
  3. 7 000oC
  4. 3 000oC

Câu 6. Lõi Trái Đất có độ dày:

  1. Trên 3000km
  2. 1000 km
  3. 1500 km
  4. 2000 km

Câu 7. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

  1. Rắn.
  2. Lỏng.
  3. Quánh dẻo.
  4. Khí.

Câu 8. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  1. năng lượng trong lòng Trái Đất.
  2. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  3. năng lượng của bức xạ mặt trời.
  4. năng lượng từ biển và đại dương.

Câu 9. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là

  1. sự phân hủy của các chất phóng xạ.
  2. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  3. năng lượng các phản ứng hóa học.
  4. sự chuyển dịch của các dòng vật.

Câu 10. Tên vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là:

  1. Đại Tây Dương
  2. Ấn Độ Dương
  3. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a
  4. Thái Bình Dương

Câu 11. Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?

  1. Sóng thần, biển tiến.
  2. Động đất, núi lửa.
  3. Núi lửa, sóng thần.
  4. Động đất, hẻm vực.

Câu 12. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình

  1. núi.
  2. cao nguyên.
  3. trung du.
  4. bình nguyên.

Câu 13. Núi được hình thành bởi….?

  1. Động đất
  2. Núi lửa
  3. Sự chuyển động của vỏ Trái Đất
  4. Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 14. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vành đai lửa Thái Bình Dương?

  1. Có dạng tương tự vành móng ngựa và trải dài trong khoảng 40000km.
  2. là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương.
  3. Không phải hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng.
  4. Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này.

Câu 15. Quan sát hình ảnh và cho biếy ý nào sau đây không đúng.

  1. Các địa mảng xô vào nhau là mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực
  2. Các địa mảng tách xa nhau là mảng Bắc Mỹ và mảng Phi
  3. Địa mảng Phi có xu hướng trượt lên mảng Ấn Độ-Ỗtrâylia
  4. A và B đúng

Câu 16. Quốc gia nào thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

  1. Thái Lan.
  2. Việt Nam.
  3. Nhật Bản.
  4. Anh.

Câu 17. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Tây Bắc.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Đông Bắc.
  4. Tây Nguyên.

Câu 18. Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới. Cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào?

  1. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Australia.
  2. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.
  3. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.
  4. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin.

Câu 19. Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành

  1. các dãy núi ngầm.
  2. các dãy núi trẻ cao.
  3. đồng bằng.
  4. cao nguyên.

Câu 20. Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào sau đây?

  1. Tây Nguyên.
  2. Tây Bắc.
  3. Đông Bắc.
  4. Nam Bộ.

Câu 21. Nghỉ hè Nam được ba mẹ cho đi du lịch núi Bà Đen có độ cao tuyệt đối là

996m. Em hãy cho biết núi Bà Đen thuộc dạng núi nào sau đây?

  1. Núi cao.
  2. Núi rất cao.
  3. Núi thấp.
  4. Núi trung bình.

Câu 22. Dựa vào trạng thái cấu tạo bên trong của Trái Đất và sự vận động tự quay của Trái Đất. Hãy giải thích vì sao Trái Đất hình khối cầu lại có 2 đầu hơi dẹt (bản kính ở Xích đạo 6378 km, ở cực là 6358 km, hay chu vi ở Xích đạo là 40075 km, ở cực là 40008 km).

  1. Do Trái Đất cấu tạo từ các mảng gần kề nhau (lớp đất đá mềm) dưới áp lực của khí quyền tác dụng nên nó tạo nên hình dạng hoàn chỉnh là hình cầu.
  2. Do quá trình kiến tạo của các lớp địa chất, các địa mảng xô vào nhau làm Trái Đất bị nén ở phần Cực và phình ra ở Xích Đạo.
  3. Do ảnh hưởng của vận tốc tự quay của Trái Đất ở xích đạo có đường kính lớn hơn so với đường kính đi qua hai cực làm Trái Đất phình ra ở Xích đạo.
  4. A và C

Câu 23. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự phun trào của núi lửa?

  1. Khí hậu, áp suất không khí ở khu vực có núi lửa
  2. Áp suất từ bầu khí quyển và các yếu tố ngoại sinh
  3. Sự gia tăng áp suất magma
  4. Áp lực từ lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất

Câu 24. Tại sao các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu,… lại được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên?

  1. Do địa hình ở Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, thuận lợi để trồng cây công nghiệp.
  2. Do ở khu vực Tây Nguyên từng có núi lửa hoạt động, loại đất chủ yếu ở khu vực này là đất đỏ ba dan, thích hợp trồng cây công nghiệp.
  3. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên thường mưa nhiều, khí hậu quanh năm mát mẻ nên phù hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển.
  4. Cả A, B, C

Câu 25. Độ cao của các đỉnh núi ghi trên bản đồ là

  1. Độ cao tuyệt đối
  2. Độ cao tương đối
  3. Độ cao ước lượng theo vĩ độ
  4. Độ cao phỏng đoán

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay