Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối Ôn tập Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG  4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Câu 1: Cực quang suất hiện tại

  1. Tầng đối lưu
  2. Tầng bình lưu
  3. Các tầng cao của khí quyển
  4. Không có đáp án đúng trong các đáp án A, B, C

Câu 2: Thuật ngữ nào sau đây không chỉ yếu tố của thời tiết

  1. Nhiệt độ
  2. Cường độ dòng điện
  3. Độ ẩm
  4. Lượng mưa

Câu 3: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

  1. 18km.
  2. 14km.
  3. 16km.
  4. 20km.

Câu 4: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

  1. Khí nitơ.
  2. Khí cacbonic.
  3. Oxi.
  4. Hơi nước.

Câu 5: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  1. Áp kế.
  2. Nhiệt kế.
  3. Vũ kế.
  4. Ẩm kế.

Câu 6. Có mấy loại nhiệt kế thường dùng?

  1. 2 loại
  2. 3 loại
  3. 4 loại
  4. 5 loại

Câu 7. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm

  1. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
  2. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
  3. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
  4. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

Câu 8.  "Khí hậu của một nơi là sự......... tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật". Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm?

  1. Lặp đi lặp lại
  2. Thay đổi
  3. Biến chuyển
  4. Chuyển đổi

Câu9. Khí hậu là hiện tượng khí tượng có đặc điểm gì dưới đây?

  1. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
  2. Xảy ra trong một ngày ở một địa phương
  3. Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó
  4. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa

 

 

Câu 10. "Thời tiết là sự biểu hiện .......... ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định". Điền vào chỗ chấm?

  1. Phản ánh sự thay đổi
  2. Hiện tượng khí tượng
  3. Sự thay đổi
  4. Hiện tượng không khí

Câu 11. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

  1. Gió Mậu dịch.
  2. Gió Đông cực.
  3. Gió mùa.
  4. Gió Tây ôn đới.

Câu 12. Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ là

  1. Gió Đông cực
  2. Gió Tây ôn đới
  3. Gió Tín phong
  4. Cả ba đều sai

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu vùng Xích đạo có mưa nhiều nhất trên thế giới là do

  1. dòng biển nóng, áp cao chí tuyến.
  2. nhiệt độ thấp, độ ẩm và đại dương.
  3. nhiệt độ cao, áp thấp xích đạo.
  4. áp thấp ôn đới, độ ẩm và dòng biển.

Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

  1. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.
  2. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.
  3. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.
  4. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Câu 15. Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?

  1. Nhiệt đới.
  2. Cận nhiệt đới.
  3. Ôn đới.
  4. Hàn đới.

Câu 16. Hãy cho biết sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?

  1. Dòng biển
  2. Địa hình
  3. Vĩ độ
  4. Vị trí gần hay xa biển

Câu 17. Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:

  1. Gió mùa
  2. Gió Tín phong
  3. Gió Đất
  4. Gió biển

Câu 18. Vào cuối tuần lớp An tổ chức một buổi dã ngoại ngoài trời và hoạt động chủ đạo là leo núi. Theo lịch trình, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau leo lên một ngọn núi có độ cao khoảng 1000m. Thời tiết hôm đó không quá lạnh, nhiệt độ rơi vào khoảng 25oC nhưng mẹ An lại dặn An phải mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Theo em, điều đó có cần thiết không? Vì sao?

  1. Không cần thiết vì leo núi sẽ rất mất sức và cơ thể sẽ phải tỏa ra nhiều nhiệt lượng.
  2. Cần thiết vì nhiệt độ ở trên núi sẽ thấp hơn nhiệt độ dưới mặt đất.
  3. Cần thiết vì trên núi nhận được ít nhiệt lượng từ mặt trời hơn nên sẽ lạnh hơn
  4. Không cần vì nhiệt độ sẽ không chênh lệch quá nhiều.

Câu 19. Hãy sắp xếp thứ tự các ý a, b, c, d cho đúng với quá trình nóng lên của khí quyển.

 

  1. a, c, b, d
  2. b, d, a, c
  3. d, b, c, a
  4. a, d, b, c

Câu 20. Dựa vào bảng thống kê lượng mưa hàng tháng ở một trạm khí tượng, cho biết các tháng có mưa nhiều là những tháng nào?

  1. Tháng 9 đến tháng 12
  2. tháng 5 đến tháng 9
  3. Tháng 6 đến tháng 11
  4. ttháng 1 đến tháng 5

Câu 21. Ý nào sau đây không mô tả đúng trạng thái thời tiết ngày 07/03/2018

  1. Trời nhiều mây, có lúc có mưa.
  2. Nhiệt độ thấp nhất là 23 độ C, cao nhất là 29 độ C
  3. Độ ẩm tương đối thấp
  4. Gió thổi theo hướng Đông Bắc

Câu 22. Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại một ngày. Đài khí tượng thuỷ văn có dự báo thời tiết ngày hôm đó như sau: nhiệt độ thấp nhất là 15°C, nhiệt độ cao nhất là 23°C; sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiều hửng nắng, có lúc có mưa. Em cần chuẩn bị những gì để phù hợp với thời tiết của buổi dã ngoại đó?

  1. Áo ấm, áo mưa hoặc ô
  2. Giày, dép phù hợp với thời tiết
  3. Kính râm, áo ấm, áo mưa
  4. A và B

Câu 23. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết ý nào sau đây không đúng?

  1. Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...
  2. Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...
  3. Trong không khí, khí Nitơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và nó hầu như không có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất.
  4. Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...

Câu 24. Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do nguyên nhân nào?

  1. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
  2. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
  3. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  4. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

Câu 25. Dựa vào hiểu biết của mình và quan sát thực tế, theo em, đâu không phải là một phương pháp phòng chống bão hiệu quả?

  1. Theo dõi liên tục tình hình và hướng di chuyển của bão
  2. Bịt kín cửa và các khe cửa
  3. Không ra ngoài khi trời mưa to, gió mạnh và sấm sét
  4. Dự trữ thức ăn thật nhiều trong tủ lạnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay