Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Các phương pháp tách kim loại. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

BÀI 15. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Nguyên tắc điều chế kim loại là 

A. khử ion kim loại thành nguyên tử.    

B. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. 

C. khử nguyên tử kim loại thành ion.    

D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. 

Câu 2: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?

A. Ca. 

B. K.  

C. Cu. 

D. Ba.

Câu 3: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? 

A. Cu. 

B. Na. 

C. Ca. 

D. Mg. 

Câu 4: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe. 

B. Na.

C. Cu. 

D. Ag.

Câu 5: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A. điện phân dung dịch.             

B. điện phân nóng chảy.

C. nhiệt luyện.                 

D. thủy luyện.

Câu 6: Quặng nào dưới đây là có thành phần chính của sắt?

A. Dolomite

B. Hematite

C. Galenite

D. Magnesite

Câu 7: Quặng nào dưới đây chứa đồng?

A. Dolomite

B. Chalcopyrite

C. Bauxite

D. Magnesite

Câu 8: Bauxite là quặng chính của kim loại nào?

A. Aluminum.

B. Iron.

C. Copper.

D. Zinc.

Câu 9: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Al và Mg.         

B. Na và Fe. 

C. Cu và Ag.         

D. Mg và Zn.

Câu 10: Trong tự nhiên, hầu hết kim loại tồn tại ở dạng nào?

A. Đơn chất.

B. Hợp chất.

C. Hợp kim.

D. Gốc tự do.

Câu 11: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?

A. K.  

B. Na. 

C. Fe. 

D. Ca.

Câu 12: Ở nhiệt độ cao, chất nào sau đây không khử được Fe2O3?

A. H2

B. CO.         

C. Al. 

D. CO2.

Câu 13: Quá trình tái chế kim loại thường bao gồm các bước nào?

A. Thu gom, phân loại, chế biến và sản xuất

B. Khai thác, nấu chảy và tạo hình

C. Thu gom, xử lý, tiêu hủy và tái chế

D. Tinh chế, nấu chảy và phân phối

Câu 14: Nhu cầu tái chế kim loại trong công nghiệp là:

A. Không cần thiết

B. Đang giảm

C. Tăng lên vì lợi ích kinh tế và môi trường

D. Chỉ áp dụng cho kim loại quý hiếm

Câu 15: Những kim loại nào thường có giá trị cao và thường được thu hồi từ các thiết bị điện tử?

A. Sắt và nhôm

B. Vàng và bạc

C. Đồng và kẽm

D. Platin và palladium

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là

A. 1.  

B. 4.  

C. 3.  

D. 2.

Câu 2: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Fe, Cu, Ag.       

B. Mg, Zn, Cu.      

C. Al, Fe, Cr.         

D. Ba, Ag, Au.

Câu 3: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.

C. Điện phân dung dịch MgSO4

D. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.

Câu 4: Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

A. Cu, Fe, Al, Mg.           

B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.             

D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 5: Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 → Cu + H2O;

(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4;

(3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu;

(4) 2Al + Cr2O3→ Al2O3 + 2Cr. 

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Na.         

B. Ag.         

C. Ca.         

D. Fe.

Câu 7: Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó có nhiều loại quặng kim loại quan trọng.

a) Các loại quặng sắt chính ở Việt Nam bao gồm hematite và magnetite.

b) Quặng đồng phổ biến là chalcopyrit và bornit.

c) Bauxite là quặng chính của nhôm 

d) Quặng nhôm chủ yếu được khai thác từ sphalerit.

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) Đ

d) S

Câu 2: Tái chế kim loại đã trở thành một phần quan trọng trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

a) Tái chế kim loại giúp giảm lượng chất thải và tiết kiệm năng lượng.

b) Nhu cầu tái chế kim loại không liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

c) Tái chế nhôm giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với sản xuất nhôm từ quặng bauxite.

d) Kim loại quý như vàng và bạc không được tái chế vì chi phí quá cao.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) S

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay