Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Bài 3: Glucose và fructose

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Glucose và fructose Hóa học 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE

BÀI 3. GLUCOSE VÀ FRUCTOSE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?

A. Tinh bột.

B. Glycerol.

C. Sucrose.

D. Glucose.

Câu 2: Cho biết chất nào sau đây thuộc disaccharide?

A.Glucose             

B.Saccharose            

 C.Tinh bột         

D.Cellulose

Câu 3: Cho biết chất nào sau đây thuộc polysaccharide:

A.Glucose

B.Saccharose   

C.Maltose   

D.Cellulose

Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của fructose?

A.Glucose   

B.Saccharose     

C.Maltose   

D.Cellulose

Câu 5: Công thức tổng quát của carbohydrate là:

A. CnH2nO.           

B. (CH2O)m.

C. Cn(H2O)m.            

D. Cm(H2O)m.

Câu 6: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch),đó là loại đường nào?

A.Glucose            

B.Maltose           

C.Saccharose                 

D.Fructose

Câu 7: Fructose không phản ứng được với chất nào sau đây?

A.Cu(OH)2/NaOH (to)                   

B.AgNO3/NH3 (to)

C.H2 (Ni/to)                                   

D.Br2

Câu 8: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

A.Glucose               

B.Fructose             

C.Saccharose       

D.Maltose

Câu 9: Glucose là hợp chất hữu cơ thuộc loại:

A.Đơn chức 

B.Đa chức           

C.Tạp chức       

D.Polymer.

Câu 10: Chất nào không bị thủy phân?

A. Amylose.             

B. Glucose.

C. Saccharose.   

D. Cellulose.

Câu 11: Chất nào sau đây không phải là carbohydrate?

A. Triolein.             

B. Saccharose.

C. Tinh bột.             

D. Cellulose.

Câu 12: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

A. Tinh bột             

B. Saccharose

C. Glucose             

D. Fructose.

Câu 13: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường acid ?

A. Tinh bột.           

B. Cellulose.

C. Fructose.            

D. Saccharose.

Câu 14: Glucose không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

B. H2 (xúc tác Ni, to).

C. CH3CHO.

D. dung dịch AgNO3/NH3, to.

Câu 15: Glucose thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của:

A. Alcohol đa chức và aldehyde đa chức

B. Alcohol đa chức và aldehyde đơn chức

C. Alcohol đơn chức và aldehyde đa chức

D. Alcohol đơn chức và aldehyde đa chức

Câu 16: Trong máu người luôn chứa một tỉ lệ glucose không đổi là:

A. 0,02%.             

B. 0,01%.

C. 1,00%.             

D. 0,10%.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Mô tả nào dưới đây là không đúng ?

A. Glucose là chất rắn, dạng tinh thể, không màu, tan trong nước.

B. Glucose còn có tên gọi là đường nho, fructose được gọi là đường mật ong.

C. Glucose có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín; có khoảng 0,1% trong máu người.

D. Glucose và fructose đều có vị ngọt và ngọt nhiều hơn đường mía. 

Câu 2: Saccharose và maltose sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng nào dưới đây ?

A. Tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

B. Thủy phân

C. Tác dụng với Cu(OH)2         

D. Đốt cháy hoàn toàn.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh trong công thức cấu tạo của glucose có nhiều nhóm –OH ở kề nhau? 

A.Cho glucose tác dụng với  H2,Ni,to.

B.Cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.

C.Cho glucose tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3,to.

D.Cho glucose tác dụng với dung dịch nước Br2.

Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A.Glucose và fructose là hai chất đồng phân của nhau.

B.Glucose và fructose đều tham gia phản ứng tráng gương.

C.Glucose và fructose đều làm mất màu nước bromine.

D.Glucose và fructose đều tham gia phản ứng cộng H2(Ni/to).

Câu 5: Dữ kiện nào sau đây chứng minh glucose có nhóm chức aldehyde?

A.Glucose phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam.

B.Glucose phản ứng với Cu(OH)ở nhiệt độ cao cho kết tủa đỏ gạch.

C.Glucose phản ứng với dung dịch CH3OH/HCl cho ete.

D.Glucose phản ứng với kim loại Na giải phóng H2.

Câu 6: Carbohydrate X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid và X làm mất màu dung dịch bromine. Vậy X là

A. Fructose.             

B. Tinh bột.

C. Glucose.            

D. Saccharose.

Câu 7: Các chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là:

A. Glucose, fructose.            

B. Glucose, cellulose.

C. Glucose, tinh bột.             

D. Glucose, maltose.

Câu 8: Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucose và fructose thành một sản phẩm duy nhất?

A. Phản ứng với H2/Ni, to.

B. Phản ứng với dung dịch bromine.

C. Phản ứng với Cu(OH)2.

D. Phản ứng với Na.

Câu 9: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. glucose. 

B. saccharose.

C. fructose.             

D. cellulose.

Câu 10: Cho dãy các chất: tinh bột, cellulose, glucose, fructose, saccharose. Số chất thuộc loại monosaccharide là

A. 2.            

B. 4.

C. 3.             

D. 1.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucose thu được 92 gam ethanol.

Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethanol là

A. 54%.

B. 40%.

C. 80%.

D. 60%.

Câu 2: Cho dãy chất gồm: glucose, fructose, triolein, methyl acrylate, saccharose, ethyl formate. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:

A. 2             

B. 5

C. 3             

D. 4.

Câu 3: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glycerone, acetic aldehyde, glucose. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?

A. Qùy tím và AgNO3/NH3

B. CaCO3/Cu(OH)2

C. CuO và dung dịch Br2

D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng

Câu 4: Đun nóng 250 gam dung dịch glucose với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucose là:

A. 5%.              

B. 10%.

C. 15%.             

D. 30%.

Câu 5: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucose thu được 92 gam ethanol. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethanol là:

A. 60%.              

B. 40%.

C. 80%.             

D. 54%.

Câu 6: Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucose. Phản ứng nào sau đây để nhận biết sự có mặt glucose có trong nước tiểu?

A. Cu(OH)2 hay H2/Ni,to

B. NaOH hay [Ag(NH3)2]OH.

C. Cu(OH)2 hay Na.

D. Cu(OH)2 hay [Ag(NH3)2]OH

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho m g glucose và fructose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucose và fructose trong hỗn hợp này lần lượt là:

A. 0,05 mol và 0,15 mol

B. 0,10 mol và 0,15 mol.

C. 0,2 mol và 0,2 mol

D. 0,05 mol và 0,35 mol.

Câu 2: Từ m kg nho chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 20o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí 10% lượng đường. Tính giá trị của m là?

A. 860,75kg             

B. 8700,00kg

C. 8607,5kg             

D. 869,56kg

Câu 3: 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Ứng dụng của cellulose 

a) Cellulose dùng làm nguyên liệu sản xuất ethanol

b) Cellulose dùng làm một số tơ tự nhiên và nhân tạo.

c) Cellulose dùng làm thực phẩm cho con người. 

d) Cellulose dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy, ...

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

Câu 2: Cho các phát biểu về carbohydrate:

a) Carbohydrate được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.

b) Monosaccharide là nhóm carbohydrate đơn giản nhất có thể thủy phân được.

c) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.

d) Disaccharide là nhóm carbohydrate mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccharide.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 3: Glucose là một trong những hợp chất carbohydrate. Glucose là

a) Glucose là chất rắn, không màu, tan trong nước và có vị ngọt.

b) Glucose là hợp chất đa chức.

c) Glucose còn có tên gọi là đường mật ong.

d) Glucose có 0,1% về khối lượng trong máu người.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 4: Khi nói về glucose và fructose

a) đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2

b) đều có nhóm chức -CHO trong phân tử.

c) là hai dạng thù hình của cùng một chất.

d) đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 5: Thực nghiệm cho kết quả phù hợp với cấu trúc của glucose

a) Khử hoàn toàn tạo n-hexane

b) Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

c) Tác dụng (CH3CO)2O tạo tetraacetate ester.

d) Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 3: Glucose và fructose

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay