Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Bài 7: Amino acid và peptide

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Amino acid và peptide. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 3. HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN

BÀI 7. AMINO ACID VÀ PEPTIDE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Amino acid là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm carboxyl và nhóm amino.        

B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm carboxyl.        

D. chỉ chứa nitrogen hoặc carbon.

Câu 2: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nhóm carboxyl (COOH)?

A. Methylamine.    

B. Phenylamine.    

C. Alanine.  

D. Ethylamine.

Câu 3: Chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen trong phân tử?

A. Ethyl formate    

B. Saccharose        

C. Tristearin 

D. Lysine.

Câu 4: Amino acid có phân tử khối nhỏ nhất là

A. Glycine.  

B. Alanine.  

C. Valine.    

D. Lysine.

Câu 5: Alanine có công thức là

A. C6H5-NH2.                  

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.                  

D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 6: Số nhóm carboxyl (COOH) trong phân tử glycine là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 7: Số nguyên tử oxygen trong phân tử glutamic acid là 

A. 1.  

B. 2.  

C. 3.  

D. 4. 

Câu 8: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2.         

B. H2NCH2COOH. 

C. CH3NH2

D. C2H5OH.

Câu 9: Dung dịch nào sau đây là quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glycine.  

B. Lysine.   

C. Aniline.  

D. Glucose.

Câu 10: Chất X vừa tác dụng được với acid, vừa tác dụng được với base. Chất X là

A. CH3COOH.      

B. H2NCH2COOH. 

C. CH3CHO.         

D. CH3NH2.

Câu 11: Aminoacetic acid (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaNO3.   

B. NaCl.      

C. HCl.        

D. Na2SO4.

Câu 12: Chất nào sau đây là tripeptide?

A. Gly-Gly.  

B. Gly-Ala.  

C. Ala-Ala-Gly.     

D. Ala-Gly.

Câu 13: Số liên kết peptide trong phân tử peptide Gly-Ala-Gly là

A. 4.  

B. 3.   

C. 1.   

D. 2.

Câu 14: Peptide bị thủy phân hoàn toàn nhờ xúc tác enzyme tạo thành các

A. alcohol.   

B. α–amino acid.    

C. amine.     

D. aldehyde.

Câu 15: Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi. Hiện tượng xảy ra là

A. xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.         

B. xuất hiện dung dịch màu tím.

C. lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.         

D. xuất hiện dung dịch màu xanh lam.

Câu 16: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.        

B. KNO3.     

C. NaCl.      

D. NaNO3.

Câu 17: Trong môi trường kiềm, tripeptide tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. vàng.       

B. tím.         

C. xanh.       

D. đỏ.

Câu 18: Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biuret với

A. Mg(OH)2

B. KCl.        

C. NaCl.      

D. Cu(OH)2.

Câu 19: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. dung dịch NaOH.        

B. dung dịch NaCl.

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.     

D. dung dịch HCl.

Câu 20: Hợp chất nào sau đây thuộc loại protein?

A. Saccharose.

B. Triglyceride.

C. Albumin.

D. Cellulose.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Glycine là amino acid có công thức H2N – CH2 – COOH.

B. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Glutamic acid có tính lưỡng tính.

D. Aniline tác dụng với nước bromine tạo thành kết tủa vàng.

Câu 2: Cho dãy các chất: H2, H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với NaOH trong dung dịch là

A. 2.  

B. 1.  

C. 3.  

D. 4.

Câu 3: Cho dãy các chất: C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3COOC2H5. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4.  

B. 1.  

C. 3.  

D. 2.

Câu 4: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch? 

A. Gly-Ala.           

B. Glycine.  

C. Methylamine.             

D. Methyl formate.

-------------------------------

------------- Còn tiếp -------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Xét khái niệm về amino acid.

a. Amino acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

b. Trong phân tử amino acid chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH.

c. Các amino acid thiên nhiên hầu hết là các α – amino acid (R – CH(NH2) – COOH).

d. Có khoảng 10 loại amino acid tiêu chuẩn được chia thành amino acid thiết yếu và không thiết yếu.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) S

Câu 2: Xét đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lí của amino acid.

a. Trong phân tử amino acid, các nhóm -COOH và -NH2 tương tác với nhau làm cho chúng tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

b. Ở điều kiện thường, amino acid là chất lỏng hoặc rắn.

c. Ở dạng kết tinh, amino acid có màu trắng.

d. Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

-------------------------------

------------- Còn tiếp -------------

=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 7: Amino acid và peptide

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay