Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Bài 4: Saccharose và maltose

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Saccharose và maltose Hóa học 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE

BÀI 4. SACCHAROSE VÀ MALTOSE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Carbohydrate nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Glucose.             

B. Tinh bột.

C. Fructose.             

D. Saccharose.

Câu 2: “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?

A. glucose             

B. tinh bột.

C. Fructose.             

D. saccharose.

Câu 3: Gốc glucose và gốc fructose trong phân tử saccharose liên kết với nhau qua nguyên tử

A. hydrogen.             

B. nitrogen.

C. carbon.             

D. oxygen.

Câu 4: Khi hạt lúa nẩy mầm, tinh bột dự trữ trong hạt lúa được chuyển hóa thành:

A. Glucose             

B. Fructose

C. Maltose            

D. Saccharose

Câu 5: Chất nào sau đây là đồng phân của Maltose?

A.Glucose   

B.Saccharose       

C.Tinh bột   

D.Cellulose

Câu 6: Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là 

A. C6H12O6

B. (C6H10O5)n         

C. C12H22O11.         

D. C2H4O2.

Câu 7: Maltose là một loại disaccharide có nhiều trong mạch nha. Công thức phân tử của maltose là

A. C6H12O6

B. (C6H10O5)n         

C. C12H22O11.         

D. C3H6O2.

Câu 8: Số nguyên tử oxygen trong phân tử maltose là

A. 11 

B. 6   

C. 5   

D. 12.

Câu 9: Một phân tử saccharose có

A. một đơn vị β-glucose và một đơn vị β-fructose.

B. một đơn vị β-glucose và một đơn vị α-fructose.

C. hai đơn vị α-glucose.

D. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

Câu 10: Một phân tử maltose có

A. một đơn vị β-glucose và một đơn vị β-fructose.

B. một đơn vị β-glucose và một đơn vị α-fructose.

C. hai đơn vị α-glucose.

D. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

Câu 11: Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm -OH hemiacetal (hoặc hemikatal)?

A. Glucose.  

B. Fructose. 

C. Saccharose.       

D. Maltose

Câu 12: Trong dung dịch, saccharose phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu

A. vàng.       

B. xanh lam. 

C. tím.         

D. nâu đỏ.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Glucose và saccharose có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Phản ứng thủy phân

B. Đều là monosaccharide.

C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.

D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucose và saccharose đều là carbohydrate.

B. Trung dung dịch, glucose và fructose đều hòa tan được Cu(OH)2.

C. Glucose và saccharose đều có phản ứng tráng bạc.

D. Maltose và saccharose đều là đồng phân của nhau.

Câu 3: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường acid rồi trung hòa acid thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Acetic aldehyde             

B.Ethyl alcohol

C. Saccharose          

D. Glycerol

Câu 4: Carbohydrate Z tham gia chuyển hóa:

Z -Cu(OH)2/OH-→ dung dịch xanh lam

Z -to→ kết tủa đỏ gạch.

Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?

A. Glucose

B. Fructose

C. Saccharose

D. Maltose

Câu 5: Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau:

1- Saccharose và dung dịch glucose ,

2- Saccharose và maltose

3- Saccharose , maltose và anđehit axetic .

Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trong mỗi nhóm?

A. Cu(OH)2/NaOH              

B. AgNO3/NH3

C. H2SO4             

D. Na2CO3

Câu 6: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. cellulose.             

B. maltose.

C. glucose.             

D. saccharose

Câu 7: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. Glucose + AgNO3/NH3.        

B. Fructose + Cu(OH)2/OH-.

C. Saccharose + Br2/H2O. 

D. Saccharose + H2O (H+, to).

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Saccharose và fructose là đồng phân của nhau.

B. Saccharose chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.

C. Maltose có nhiều trong mạch nha. 

D. Saccharose và maltose đều là disaccharide.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Maltose không có nhóm -OH hemiacetal.

B. Một phân tử saccharose gồm hai đơn vị α – glucose.

C. Hai đơn vị α – glucose trong maltose liên kết với nhau bằng liên kết α – 1, 2 – glycoside.

D. Saccharose và maltose có cùng công thức phân tử.

Câu 10: Carbohydrate X là một disacchride có nhiều trong củ cải đường. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường acid thu được Y có khả năng làm mất màu nước bromine. Tên gọi của X và Y lần lượt là 

A. Maltose, glucose.                 

B. Saccharose, fructose.

C. Saccharose, glucose.             

D. Maltose, fructose.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NHthì lượng Ag thu được là :

A.0,090 mol.             

B. 0,095 mol.

C. 0,12 mol.             

D. 0,06 mol.

Câu 2: Cho 34,2 gam mẫu saccharose có lẫn maltose phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccharose trên?

A. 1%              

B. 99%

C. 90%             

D. 10%

Câu 3: Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccharose và glucose phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Vậy phần trăm theo khối lượng saccharose trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 48,72%             

B. 48,24%

C. 51,23%             

D. 55,23%

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccharose rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam bạc (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

A. 32,4             

B. 10,8

C. 43,2            

D. 21,6

Câu 5: Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam carbohydrate X với một lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:

A. Glucose.             

B. Fructose.

C. Tinh bột.             

D. Saccharose.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đun nóng 34,2 gam maltose trong dung dịch sulfuric acid loãng. Trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân maltose

A. 87,5%   

B. 69,27%   

C. 62,5%   

D. 75,0%

Câu 2: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol maltose trong môi trường acid (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa acid bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa h, a và b là:

A. h = (b-2a)/2a

B. h = (b-a)/2a

C. h = (b-a)/a

D. h = (2b-a)/a

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccharose từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccharose trong dung dịch nước rỉ đường.

A. 5.21             

B. 3,18

C. 5,13             

D. 4,34

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Đặc điểm chung của saccharose và glucose là

a) chứa nhiều nhóm OH alcohol.

b) có chứa liên kết glicozit trong phân tử.

c) có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

d) đều là chất rắn có vị ngọt.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 2: Saccharose là một trong các disaccharide. 

a. Saccharose là chất rắn, vị ngọt, tan ít trong nước ở điều kiện thường.

b. Saccharose có nhiều trong cây mía nên còn gọi là đường mía.

c. Saccharose có nhiều trong mầm lúa mạch.

d. Saccharose được dùng làm chất tạo ngọt trong sản xuất thực phẩm như bánh, kẹo, nước giải khát.

Trả lời:

a) S

b) Đ

c) S

d) Đ

Câu 3: Maltose là một trong các disaccharide. 

a. Maltose là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước ở điều kiện thường.

b. Maltose có trong ngũ cốc nảy mầm, mạch nha nên còn được gọi là đường mạch nha.

c. Maltose được tạo ra chủ yếu do quá trình lên men glucose.

d. Maltose được dùng làm nguyên liệu để sản xuất bia và chất tạo ngọt cho một số bánh kẹo.

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

Câu 4: Xét cấu tạo của phân tử saccharose.

a. Mỗi phân tử saccharose gồm 1 đơn vị α – glucose và 1 đơn vị β – fructose.

b. Trong saccharose, nguyên tử C số 1 của đơn vị α – glucose liên kết với nguyên tử C số 2 của đơn vị α – fructose qua nguyên tử oxygen.

c. Saccharose có cả cấu tạo dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

d. Phân tử saccharose không có nhóm -OH hemiacetal.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 5: Xét cấu tạo của phân tử maltose.

a. Mỗi phân tử maltose gồm 2 đơn vị β – glucose.

b. Hai đơn vị glucose trong phân tử maltose liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glycoside. 

c. Maltose có cả cấu tạo dạng mạch vòng và mạch hở.

d. Phân tử maltose không có nhóm -OH hemiacetal.

Trả lời:

a) S

b) Đ

c) Đ

d) S

=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 4: Saccharose và maltose

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay