Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa Hóa học 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 1. ESTER – LIPID
XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA
BÀI 2. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Chọn khái niệm đúng:
A. Chất giặt rửa được sản xuất từ tinh bột.
B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.
D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
Câu 2: Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?
A. CH3COONa
B. CH3(CH2)12COONa.
C. CH3(CH2)12COOCH3.
D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3.
Câu 3: Thành phần chính của xà phòng là
A. muối của acid béo.
B. muối của acid vô cơ.
C. muối sodium hoặc potassium của acid béo.
D. muối sodium hoặc potassium của acid.
Câu 4: Chất nào sau đây không phải chất phụ gia trong xà phòng?
A. Chất độn.
B. Chất tạo màu.
C. Chất giặt rửa tự nhiên.
D. Chất tạo hương.
Câu 5: Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Nước cất.
B. Dung dịch sodium hydroxide.
C. Dung dịch nước Javel.
D. Dung dịch xà phòng.
Câu 6: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm
A. Dễ kiếm
B. Rẻ tiền hơn xà phòng.
C. Có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng
D. Có khả năng hòa tan tốt trong nước.
Câu 7: Cấu tạo phổ biến của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp gồm mấy phần?
A. 1 phần.
B. 2 phần.
C. 3 phần.
D. 4 phần.
Câu 8: Phần kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa là
A. nhóm carboxylate.
B. nhóm sulfate.
C. gốc hydrocarbon dài.
D. nhóm sulfonate.
Câu 9: Xà phòng có thể được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. Glycerol và dầu mỏ.
B. Nước bồ hòn, bồ kết.
C. Dầu thực vật và củ cải đường.
D. Mỡ động vật và dầu mỏ.
Câu 10: Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế chất giặt rửa tổng hợp?
A. Dầu mỏ.
B. Mỡ động vật.
C. Mật ong.
D. Tinh bột.
Câu 11: Công dụng quan trọng nhất của xà phòng và chất giặt rửa là
A. làm nhiên liệu.
B. tẩy rửa.
C. làm đẹp.
D. chất phụ gia.
Câu 12: Phản ứng điều chế xà phòng từ chất béo được gọi là phản ứng
A. este hóa.
B. xà phòng hóa.
C. trung hòa.
D. hydrate hóa.
Câu 13: Chất nào dưới đây không phải là một nguyên liệu để điều chế xà phòng?
A. mỡ động vật.
B. nước bồ hòn, bồ kết.
C. sodium chloride.
D. dầu thực vật.
Câu 14: Điều chế xà phòng bằng thí nghiệm nào sau đây?
A. Cho chất béo tác dụng với acid.
B. Cho chất béo tác dụng với dung dịch kiềm.
C. Cho chất béo tác dụng với muối.
D. Cho chất béo tác dụng với ammonia.
Câu 15: Chất nào sau đây có thể là chất giặt rửa tổng hợp?
A. C2H5COONa
B. CH3[CH2]16COOK.
C. CH3[CH2]10CH2OSO3Na.
D. CH3[CH2]11CO3Na.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa:
A. Vì trong bồ kết có chất khử mạnh.
B. Vì bồ kết có thành phần là este của glycerol
C. Vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh..
D. Vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.
Câu 2: Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có
A. hai đầu phân cực.
B. hai đầu không phân cực.
C. một đầu kị nước và một đầu ưa nước.
D. một đầu kị nước và một đầu ưa dầu.
Câu 3: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
A. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
D. gây hại cho da tay.
Câu 4: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và ethanol.
B. C17H35COOH và glycerol.
C. C15H31COOH và glycerol.
D. C17H35COONa và glycerol.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Chất béo là triester của glycerol với acid béo.
B. Xà phòng là muối của acid vô cơ.
C. Mỡ động vật, dầu thực vật thường tan tốt trong nước.
D. Dung dịch xà phòng có môi trường acid.
Câu 6: Chất tẩy trắng trong một số loại chất giặt rửa tổng hợp thường là gì?
A. H2O2.
B. NaClO.
C. Na2SO4.
D. CaCl2.
Câu 7: Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là :
A. chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.
B. các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hoá chất béo
C. sản phẩm của công nghệ hoá dầu
D. có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam.
B. 18,24 gam.
C. 16,68 gam.
D. 18,38 gam.
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam.
B. 18,24 gam.
C. 16,68 gam.
D. 18,38 gam.
Câu 3: Đun nóng 4,45 kg chất béo (tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH dư. Khối lượng glycerol thu được là bao nhiêu?
A. 0,46 kg.
B. 0,45 kg.
C. 0,40 kg.
D. 0,37 kg.
Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glycerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12.
B. 17,8.
C. 19,04.
D. 14,68.
Câu 5: Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glycerol với hiệu suất phản ứng là 75%. Giá trị của m là:
A. 27,6.
B. 4,6.
C. 6,9.
D. 9,2.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Đun nóng 4,45 kg chất béo (tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH dư. Khối lượng glycerol thu được là bao nhiêu?
A. 0,46 kg.
B. 0,45 kg.
C. 0,40 kg.
D. 0,37 kg.
Câu 2: Một loại mỡ chứa 50% triolein, 30% tripanmitin và 20% tristearin. Tính khối lượng xà phòng điều chế từ 100kg loại mỡ trên
A. 103,25 kg
B. 73,34 kg
C. 146,68 kg
D. 143,41 kg
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 - 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.
Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.
B. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
C. Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra.
D. Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng xà phòng hóa chất béo.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng
a) Đun nóng acid béo với dung dịch kiềm.
b) Đun nóng glycerol với các acid béo.
c) Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
d) Đun nóng bồ kết, bồ hòn với dung dịch kiềm.
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) Đ
d) S
Câu 2: Xà phòng có tác dụng giặt rửa, loại bỏ vết bẩn.
a. Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và các chất phụ gia.
b. Các phụ gia trong xà phòng thường là chất độn làm tăng độ cứng, dễ đúc thành bánh, chất tạo màu và chất tạo hương, …
c. Các muối trong xà phòng thường là của acid béo không no như oleic acid và linoleic acid.
d. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid tạo ra xà phòng nên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S
Câu 3: Chất giặt rửa tự nhiên và tổng hợp cũng có tác dụng giặt rửa như xà phòng.
a. Thành phần của chất giặt rửa tự nhiên là muối sodium, potassium của các acid béo.
b. Thành phần của chất giặt rửa tổng hợp thường là các muối sodium như sodium alkylsulfate (R-OSO3Na), sodium alkylbenzenesulfonate (R-SO3Na), …
c. Nước bồ hòn, bồ kết là các chất giặt rửa tự nhiên.
d. Xà phòng cũng là một loại chất giặt rửa tổng hợp.
Trả lời:
a) S
b) Đ
c) Đ
d) S
Câu 4: Cho các chất: (1) CH3[CH2]14COONa, (2) CH3[CH2]10CH2OSO3Na, (3) CH3[CH2]11C6H4SO3Na
a. Chất số (1) là xà phòng.
b. Chất số (2), (3) là chất giặt rửa.
c. Chỉ chất số (1) có khả năng giặt rửa, làm sạch vết bẩn.
d. Cả ba chất trên đều không tan trong nước.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S
Câu 5: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 mL dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
a) Sau bước 3, thu được chất lỏng đồng nhất.
b) Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
d) Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Trả lời:
a) S
b) Đ
c) S
d) Đ
=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa