Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 12 Cánh diều chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 4: TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(22 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Đâu là biểu hiện sự chăm sóc chu đáo đến các thành viên trong gia đình?

A. Nhận biết khi người thân có chuyện buồn để kịp thời động viên, an ủi.

B. Không đáp ứng nhu cầu chính đáng của các thành viên.

C. Chưa chăm sóc khi ngời thân đau ốm.

D. Không chia sẻ việc nhà.

Câu 2: Đâu là việc em nên làm khi xuất hiện những vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Tìm người để đổ lỗi.

B. Bình tĩnh xem xét khi có vấn đề phát sinh.

C. Cáu gắt với người thân.

D. Cho rằng người thân đang không hiểu mình.

Câu 3: Đâu là việc nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm?

A. Tùy tiện cho uống thuốc.

B. Cho uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

C. Cho uống thuốc khi bụng đang đói.

D. Tự ý cho sử dụng thuốc dân gian.

Câu 4: Khi người thân trong gia đình gặp những thất bại, khó khăn, chúng ta nên có cách ứng xử như thế nào?

A. Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ.

B. Hỏi thăm, động viên, chia sẻ.

C. Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.

D. Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ.

Câu 5: Đâu là bước đầu tiên để giải quyết sự bất đồng trong gia đình?

A. Đề xuất cách giải quyết bất đồng.

B. Cùng nhau giải quyết bất đồng.

C. Cạch mặt, không nói chuyện giải quyết bất đồng.

D. Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng.

Câu 6: Đâu là cách để tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

A. Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân.

B. Con cái cãi nhau với bố mẹ.

C. Thể hiện sự cau có, bực tức với người thân.

D. Anh em trong gia đình gây gổ, xích mích.

Câu 7: Đâu là cách để thể hiện tình yêu thương trong gia đình?

A. Thể hiện sự tức giận với bố mẹ.

B. Gây sự, đánh nhau và bị mời phụ huynh đến trường.

C. Quan tâm, chăm sóc người thân.

D. Nói những điều tiêu cực trong gia đình.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải cách thể hiện trách nhiệm với gia đình?

A. Tự nguyện chăm sóc khi người thân bị mệt, ốm.

B. Nói những lời thô lỗ với người thân.

C. Thường xuyên làm những công việc trong gia đình.

D. Chủ động, sắp xếp và hoàn thành các công việc trong gia đình.

Câu 2: Đâu là việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm?

A. Để người thân nghỉ ngơi và theo dõi.

B. Tâm sự và an ủi tâm lí.

C. Thờ ơ, không quan tâm người bị mệt, ốm.

D. Xoa bóp nhẹ nhàng, cho người thân ăn uống đầy đủ.

Câu 3: Đâu không phải là việc làm thể hiện sự chăm sóc chu đáo đến các thành viên gia đình?

A. Tự nguyện giúp đỡ người thân vượt qua khó khăn.

B. Chủ động chia sẻ việc nhà.

C. Quan tâm, đáp ứng nhu cầu chính đáng của các thành viên trong gia đình.

D. Chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân.

Câu 4: Đâu không phải cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

A. Vô tâm khi thấy mẹ ngồi một mình có vẻ mặt buồn.

B. Quan tâm đến người thân trong gia đình.

C. Thể hiện sự hài hước khi giao tiếp trong gia đình.

D. Tạo niềm vui bất ngờ cho người thân.

Câu 5: Đâu không phải cách tạo bầu không khí trong gia đình?

A. Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.

B. Cùng tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.

C. Nói những lời khó nghe làm bầu không khí trong gia đình căng thẳng.

D. Tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.

Câu 6: Đâu là việc không nên làm về cách xử lí những vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Tập trung vào cách giải quyết vấn đề giải quyết thay vì tìm người để đổ lỗi.

B. Lắng nghe người thân với sự tôn trọng, yêu thương.

C. Diễn đạt rõ điều mình mong muốn.

D. Nóng nảy, ngắt lời người thân.

Câu 7: Vì sao cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình?

A. Tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ giữa các thành viên.

B. Cuộc sống có khuôn khổ cần tuân theo.

C. Các thành viên phải tuân thủ theo quy định của người chủ gia đình.

D. Phân chia không công bằng công việc đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình là gì?

A. Anh chị em yêu thương nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

B. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi cháu chưa thành niên nếu cháu không có người nuôi dưỡng.

C. Con cháu có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, chi mẹ khi ốm đau, già yếu.

D. Con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

Câu 2: Lưu ý khi giải quyết bất đồng trong gia đình là gì?

A. Không chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng.

B. Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết.

C. Không chú ý tới cảm xúc của người thân.

D. Cắt ngang lời người khác nói.

Câu 3: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy mọi người trong gia đình có vẻ căng thẳng và không ai nói với ai câu gì”.

A. Em không quan tâm tới mọi người.

B. Em tạo bầu không khí để mọi người trong gia đình ngồi xuống và chia sẻ về suy nghĩ của mình, từ đó tìm ra cách giải quyết.

C. Em theo phe mẹ và trách mắng bố.

D. Em ngồi nhìn mọi người.

Câu 4: Thực hành giải quyết bất đồng trong tình huống sau: “Năm nay anh Nam học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Lan. Lan rất ấm ức vì cho rằng bố mẹ thiên vị anh”. 

A. Lan bực tức trong người nhưng không nói cho bố mẹ biết.

B. Lan mắng anh vì anh không chịu làm việc nhà. 

C. Lan cãi nhau với bố mẹ vì bố mẹ thiên vị anh trai.

Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về công ơn cha mẹ?

A. Chị ngã em nâng.

B. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

C. Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.

D. Chia ngọt sẻ bùi.

Câu 6: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về tình cảm gia đình?

A. Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

B. Máu chảy ruột mềm.

C. Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Bố đi làm về vừa đói, vừa mệt nên vào giường nằm nghỉ. Minh thấy vậy vội đi pha nước chanh mang đến giường mời bố uống với mong muốn là bố sẽ đỡ mệt hơn”.

A. Trong lúc đói không nên uống nước chanh, Minh nên lấy đồ ăn và rót nước ấm cho bố, để bố nằm nghỉ ngơi.

B. Minh đã quan tâm, chăm sóc bố đúng cách.

C. Minh chưa quan tâm bố, còn mải chơi điện tử và đọc truyện tranh.

D. Minh không nên để bố đi làm.

Câu 2: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Mẹ bị đau bụng và đi ngoài, An vội tìm lọ thuốc kháng sinh đưa mẹ uống với hi vọng mẹ sẽ đỡ đau hơn trong khi chờ bố đi làm về”.

A. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên cho mẹ ăn cơm để giảm cơn đau.

B. An cần đưa mẹ đi bệnh viện tránh nguy hiểm đến tính mạng.

C. An không nên cho mẹ uống thuốc, để mẹ nằm ngủ là hết đau bụng.

D. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên để mẹ nghỉ ngơi, xoa dầu và ra tiệm thuốc hỏi bác sĩ trước khi cho mẹ uống thuốc.

=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay