Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn HĐTN 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THPT…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 

CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Tham gia các hoạt động xã hội giúp cá nhân:
A. Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
B. Tăng thu nhập cá nhân.
C. Thay đổi sở thích cá nhân.
D. Được nghỉ ngơi thư giãn hoàn toàn.

Câu 2 (0,25 điểm). Đâu là một ví dụ của hoạt động xã hội?
A. Đi du lịch cùng gia đình.
B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
C. Mua sắm tại các trung tâm thương mại.
D. Tham gia lớp học thêm buổi tối.

Câu 3 (0,25 điểm). Tham gia hoạt động xã hội mang lại lợi ích gì cho cộng đồng?
A. Tăng cơ hội kinh doanh cá nhân.
B. Phát triển sự khác biệt giữa các nhóm xã hội.
C. Xây dựng môi trường sống gắn kết hơn.
D. Thúc đẩy cạnh tranh giữa các cá nhân.

Câu 4 (0,25 điểm). Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động tham gia các hoạt động xã hội?
A. Đăng ký tình nguyện làm sạch môi trường ở địa phương.
B. Chờ người khác rủ mới tham gia.
C. Chỉ ủng hộ về tài chính mà không tham gia.
D. Tránh các hoạt động có liên quan đến cộng đồng.

Câu 5 (0,25 điểm). Để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội, cần có thái độ nào?
A. Thờ ơ với các vấn đề cộng đồng.
B. Chỉ tham gia nếu có lợi ích cá nhân.
C. Sẵn sàng chia sẻ và hợp tác với mọi người.
D. Tìm cách nổi bật hơn người khác.

Câu 6 (0,25 điểm). Ai có trách nhiệm thúc đẩy các hoạt động xã hội tại địa phương?
A. Chỉ các cơ quan nhà nước.
B. Tất cả các thành viên trong cộng đồng.
C. Những người cao tuổi.
D. Những người có học vấn cao.

Câu 7 (0,25 điểm). Tổ chức nào thường đứng ra tổ chức các hoạt động xã hội?
A. Công ty kinh doanh.
B. Nhà hàng và khách sạn.
C. Các tổ chức từ thiện và tình nguyện.
D. Trung tâm mua sắm.

Câu 8 (0,25 điểm). Điều gì không phù hợp với tinh thần tham gia hoạt động xã hội?
A. Chia sẻ, giúp đỡ người khó khăn.
B. Làm việc nhóm để đạt mục tiêu chung.
C. Xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn.
D. Chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.

Câu 9 (0,25 điểm). Tại sao việc bảo tồn động vật hoang dã lại quan trọng?
A. Để bảo vệ nguồn thực phẩm cho con người.
B. Để duy trì sự cân bằng sinh thái.
C. Để tạo ra lợi nhuận từ việc săn bắt.
D. Để tăng trưởng dân số động vật.

Câu 10 (0,25 điểm). Bảo vệ thực vật quý hiếm giúp gì cho môi trường?
A. Giúp giảm lượng nước trong đất.
B. Duy trì sự đa dạng sinh học.
C. Tăng trưởng nhanh chóng của cây trồng.
D. Giảm lượng oxy trong không khí.

Câu 11 (0,25 điểm). Các biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
A. Phá rừng để xây dựng khu công nghiệp.
B. Tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Xây dựng các khu dân cư gần khu bảo tồn.
D. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không kiểm soát.

Câu 12 (0,25 điểm). Thực vật quý hiếm có thể giúp gì cho y học?
A. Cung cấp nguyên liệu cho dược phẩm.
B. Tạo ra các loại thuốc động vật.
C. Làm đẹp cảnh quan nhưng không có tác dụng khác.
D. Không có ảnh hưởng đến y học.

Câu 13 (0,25 điểm). Động vật hoang dã bị săn bắt trái phép có thể gây ra hậu quả gì?
A. Tăng trưởng số lượng động vật.
B. Gây mất cân bằng sinh thái.
C. Tăng cường đa dạng sinh học.
D. Giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 14 (0,25 điểm). Biện pháp nào giúp bảo vệ rừng và hệ sinh thái trong rừng?
A. Phát triển nông nghiệp phá rừng.
B. Tăng cường bảo vệ khu rừng tự nhiên và trồng rừng mới.
C. Xây dựng nhà máy gần rừng.
D. Khai thác tài nguyên rừng mà không có kế hoạch.

Câu 15 (0,25 điểm). Tại sao cần bảo vệ các loài động vật và thực vật bản địa?
A. Để tăng trưởng dân số loài.

B. Để bảo tồn tính đặc trưng của hệ sinh thái.
C. Để tạo ra giống loài mới.
D. Để khai thác chúng làm thức ăn.

Câu 16 (0,25 điểm). Đâu là giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

A. Xả rác bừa bãi ra biển.

B. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người trong cộng đồng về trách nhiệm tham gia gìn giữ, bảo vệ cảnh quan.

C. Chặt phá rừng trái phép.

D. Phát triển du lịch một cách ồ ạt.

Câu 17 (0,25 điểm). Hoạt động nào dưới đây không giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp khi tham gia các hoạt động xã hội?
A. Tổ chức một buổi thảo luận với bạn bè về các vấn đề môi trường.
B. Tích cực trò chuyện với các thành viên khác trong nhóm.
C. Tự làm việc một mình mà không trao đổi với ai.
D. Tham gia điều phối một sự kiện từ thiện.

Câu 18 (0,25 điểm). Tham gia các hoạt động xã hội không giúp bạn đạt được điều gì dưới đây?
A. Xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng.
B. Rèn luyện thói quen sống ích kỷ và thờ ơ. 
C. Phát triển kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm.
D. Đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu 19 (0,25 điểm). Đâu không phải là một lý do khiến nhiều người ngại tham gia các hoạt động xã hội?
A. Sợ mất thời gian mà không nhận lại lợi ích ngay lập tức.
B. Không quan tâm đến các vấn đề của cộng đồng.
C. Không có bất kỳ kỹ năng nào để tham gia hiệu quả. 
D. Không hiểu rõ mục đích của các hoạt động.

Câu 20 (0,25 điểm). Việc không chuẩn bị kỹ lưỡng khi tham gia hoạt động xã hội sẽ dẫn đến điều gì?
A. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
B. Mất cơ hội để đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng. 
C. Phát triển thêm các kỹ năng cần thiết.
D. Tạo ấn tượng tốt với các thành viên trong nhóm.

Câu 21 (0,25 điểm). Khi tham gia hoạt động dọn rác tại công viên, em nên làm gì để hoàn thành tốt công việc?
A. Đến đúng giờ, mang theo dụng cụ cần thiết và làm việc theo nhóm. 
B. Đến muộn một chút để chờ các bạn làm xong phần việc khó.
C. Chỉ nhặt những loại rác mà em cảm thấy dễ xử lý.
D. Làm việc một mình để tránh phải hợp tác với các bạn khác.

Câu 22 (0,25 điểm). Nếu em muốn tổ chức một buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường, em cần làm điều gì trước tiên?
A. Xác định chủ đề cụ thể và lập kế hoạch chi tiết. 
B. Tuyên truyền ngay mà không cần chuẩn bị trước.
C. Đợi mọi người đến đầy đủ rồi mới nghĩ ra nội dung.
D. Tập trung vào việc gây ấn tượng cá nhân thay vì mục tiêu chính.

Câu 23 (0,25 điểm). Khi nhóm của em gặp khó khăn trong một hoạt động xã hội, em nên làm gì để hỗ trợ nhóm?
A. Đề xuất ý tưởng hoặc cách giải quyết để giúp nhóm vượt qua khó khăn. 
B. Chờ người trưởng nhóm tự tìm cách giải quyết.
C. Bỏ qua khó khăn và tiếp tục làm phần việc của mình.
D. Chỉ trích các bạn vì để xảy ra khó khăn.

Câu 24 (0,25 điểm). Trong một buổi quyên góp từ thiện, em cần làm gì để kêu gọi được nhiều sự ủng hộ?
A. Thông báo minh bạch mục đích quyên góp và chia sẻ thông tin rộng rãi. 
B. Chỉ kêu gọi bạn bè thân thiết tham gia.
C. Không cần giải thích chi tiết về cách sử dụng số tiền quyên góp.
D. Đưa ra mục tiêu không rõ ràng để dễ dàng điều chỉnh.

Câu 25 (0,25 điểm). Vì sao sử dụng nhiều phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng để nâng cao năng suất trồng trọt gây hại cảnh quan thiên nhiên?

A. Gây hại do sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt côn trùng ảnh hưởng đến nguồn đất, nguồn nước, ô nhiễm không khí,…

B. Gây hại vì tác động rất tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên theo dọc dòng sông.

C. Gây hại vì giết thú rừng, ảnh hưởng đa dạng sinh học.

D. Gây hại đến ô nhiễm không khí.

Câu 26 (0,25 điểm). Hãy tưởng tượng bạn đang đi du lịch, dã ngoại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Vườn quốc gia Bạch Mã. Theo bạn, bạn được phép mang về nhà những đồ vật nào mà không vi phạm pháp luật?

A. Một cây phong lan rừng.

B. Một con chim sáo được tặng cả lồng.

C. Một bộ sưu tập bướm hoang dã.

D. Không được mang vật nào về nhà.

Câu 27 (0,25 điểm). Sao la được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm nào?

A. Năm 1975.

B. Năm 2001.

C. Năm 1992.

D. Năm 2013.

Câu 28 (0,25 điểm). Trong số các ca sĩ sau, ca sĩ nào đã tham gia nhiều chương trình truyền thông về bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ gấu, không mặc áo lông thú và nói không với đồ trang sức làm từ động vật hoang dã?

A. Quang Linh.

B. Mỹ Linh.

C. Uyên Linh.

D. Hoàng Thùy Linh.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện bảo vệ thế giới động vật, thực vật trong tình huống:

Tình huống: Ở địa phương của H, số lượng các loài chim trời ngày càng suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng do người dân săn bắt nhiều.

Nếu là H, em sẽ thực hiện những biện pháp gì để mọi người cùng bảo vệ các loài chim trời ở địa phương?

Câu 2 (1,0 điểm). Làm thế nào để các thế hệ trẻ có thể tham gia vào việc phát triển cộng đồng bền vững?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THPT ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 5: Chủ động tham gia các hoạt động xã hội

8

0

4

0

4

0

0

1

16

1

5

  

Chủ đề 6: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng sinh học 

8

0

0

1

4

0

0

0

12

1

5

  

Tổng số câu TN/TL

16

1

12

1

8

0

0

1

28

2

10,0

  

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 5

16

1

Chủ động tham gia các hoạt động xã hội

Nhận biết

 - Nêu được lợi ích khi tham gia các hoạt động xã hội.

- Nhận diện được hoạt động xã hội.

 - Biết được hành động thể hiện sự chủ động tham gia các hoạt động xã hội.

- Biết được thái độ khi tham gia vào các hoạt động xã hội.

- Biết được người có trách nhiệm thúc đẩy các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Biết được tổ chức thường đứng ra tổ chức các hoạt động xã hội.

- Biết được điều không phù hợp với tinh thần tham gia hoạt động xã hộ.

8

C1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

Thông hiểu

 - Biết được ý không giúp tăng cường kĩ năng giao tiếp.

- Biết được ý không phải mục đích khi tham gia hoạt động.

- Biết được ý không phải là lí do khiến nhiều người ngại tham gia các hoạt động xã hội.

- Biết được hậu quả khi không chuẩn bị kĩ lưỡng khi tham gia hoạt động xã hội.

4

C17, 18, 19, 20

Vận dụng

- Nêu được việc cần làm để hoàn thành tốt công việc khi tham gia hoạt động dọn rác tại công viên.

- Nêu được việc cần làm đầu tiên khi tổ chức buổi tuyên truyền bảo vệ môi trường.

- Xác định được việc làm hỗ trợ nhóm khi gặp khó khăn trong một hoạt động xã hội.

- Biết được việc cần làm để kêu gọi được nhiều sự ủng hộ.

4

C21, 22, 23, 24

Vận dụng cao

- Nêu được cách để các thế hệ trẻ có thể tham gia vào việc phát triển cộng đồng bền vững.

1

C2 (TL)

Chủ đề 6

12

1

Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng sinh học

Nhận biết

- Biết được tầm quan trọng việc bảo tồn động vật hoang dã.

- Biết được ý nghĩa bảo vệ thực vật quý hiếm.

- Biết được biện pháp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được hậu quả việc săn bắt trái phép.

- Biết được giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

8

C9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Thông hiểu

 - Xác định và xử lí được tình huống để thể hiện bảo vệ thế giới động vật, thực vật trong tình huống.

0

1

C1 (TL)

Vận dụng

- Nêu đươc lí do việc sử dụng nhiều phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng để nâng cao năng suất trồng trọt gây hại cảnh quan thiên nhiên.

- Xác định được đồ vật được phép mang về khi đi du lịch mà không vi phạm pháp luật.

- Nêu được thời gian Sao la được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam.

- Nêu được ca sĩ đã tham gia nhiều chương trình truyền thông về bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ gấu, không mặc áo lông thú và nói không với đồ trang sức làm từ động vật hoang dã.

4

C25, 26, 27, 28

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay