Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn HĐTN 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12
CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Đâu là hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã?
A. Chặt phá rừng.
B. Thành lập các trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.
C. Khai thác kiệt những giống cây quý.
D. Xả rác bừa bãi.
Câu 2 (0,25 điểm). Đâu là biện pháp bảo vệ thế giới động vật, thực vật?
A. Tham gia trồng cây phủ xanh đất trồng.
B. Sử dụng bẫy hoặc lưới bắt động vật.
C. Khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lí.
D. Đốt rừng.
Câu 3 (0,25 điểm). Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?
A. Đốt rừng để làm nương rẫy.
B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống.
C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây.
D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền.
Câu 4 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm?
A. Hậu quả của chiến tranh.
B. Tác động của con người.
C. Do cháy rừng vào mùa khô.
D. Chính sách của nhà nước.
Câu 5 (0,25 điểm). Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước là gì?
A. Thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm nước.
B. Ngập lụt vào mùa mưa tại đồng bằng.
C. Thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.
D. Thiếu các công trình thủy lợi.
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Khai thác nước ngầm trái phép để kinh doanh.
B. Che giấu hành vi chặt, phá, khai thác rừng trái phép.
C. Thu gom và chuyển rác thải đến đúng nơi quy định.
D. Xả chất thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.
Câu 7 (0,25 điểm). Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Tăng cường sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa,… thay cho các loại túi giấy.
B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
C. Xả rác thải sinh hoạt, nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.
D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
Câu 8 (0,25 điểm). Tại sao việc bảo tồn động vật hoang dã lại quan trọng?
A. Để bảo vệ nguồn thực phẩm cho con người.
B. Để duy trì sự cân bằng sinh thái.
C. Để tạo ra lợi nhuận từ việc săn bắt.
D. Để tăng trưởng dân số động vật.
Câu 9 (0,25 điểm). Hoạt động nào dưới đây không góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học?
A. Trồng cây xanh để cải thiện môi trường sống.
B. Săn bắt động vật hoang dã để làm cảnh.
C. Tuyên truyền ý thức bảo vệ động vật quý hiếm.
D. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp.
Câu 10 (0,25 điểm). Nguyên nhân nào không dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học?
A. Phát triển nông nghiệp bền vững.
B. Phá rừng để lấy đất trồng trọt.
C. Ô nhiễm môi trường từ hoạt động công nghiệp.
D. Săn bắt và buôn bán động vật trái phép.
Câu 11 (0,25 điểm). Hành động nào không phù hợp để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
A. Tổ chức thu gom rác thải tại các khu du lịch.
B. Chặt cây lấy gỗ tại các khu rừng nguyên sinh.
C. Sử dụng năng lượng tái tạo thay vì năng lượng hóa thạch.
D. Hạn chế xả rác khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
Câu 12 (0,25 điểm). Loại sản phẩm nào không góp phần vào việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học?
A. Sản phẩm tái chế từ vật liệu nhựa.
B. Đồ dùng thân thiện với môi trường như túi vải.
C. Các sản phẩm làm từ lông hoặc sừng động vật quý hiếm.
D. Sản phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất độc hại.
Câu 13 (0,25 điểm). Đâu là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong các khu vực bảo tồn thiên nhiên?
A Khôi phục hệ sinh thái đã bị suy thoái.
B. Duy trì các loài động thực vật bản địa.
C. Hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
D. Quản lý, giám sát và bảo vệ các loài nguy cấp.
Câu 14 (0,25 điểm). Tham gia vào các hoạt động cộng đồng giúp ích gì cho xã hội?
A. Tạo ra các cuộc xung đột trong cộng đồng.
B. Góp phần nâng cao chất lượng sống và phát triển bền vững.
C. Tạo sự phân biệt giữa các nhóm người.
D. Làm giảm sự tham gia của người dân.
Câu 15 (0,25 điểm). Một trong những lợi ích của việc tham gia xây dựng cộng đồng là gì?
Tăng cường sự đoàn kết và tình làng nghĩa xóm.
Tạo ra các chính sách không công bằng.
Giảm thiểu sự hợp tác trong các dự án cộng đồng.
Làm cho cộng đồng phân tán hơn.
Câu 16 (0,25 điểm). Công việc nào dưới đây có thể giúp phát triển cộng đồng?
A. Lên kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế.
B. Phân biệt và chia rẽ các nhóm trong cộng đồng.
C. Cải cách chính sách chỉ dành cho một nhóm người.
D. Tránh các hoạt động tập thể trong cộng đồng.
Câu 17 (0,25 điểm). Tham gia các dự án cộng đồng có thể giúp bạn học hỏi được gì?
A. Cách xây dựng các mối quan hệ và kỹ năng làm việc nhóm.
B. Chỉ biết về văn hóa của riêng mình.
C. Hạn chế giao tiếp với những người ngoài cộng đồng.
D. Không cần quan tâm đến các vấn đề của cộng đồng.
Câu 18 (0,25 điểm). Các hoạt động tình nguyện giúp ích gì cho sự phát triển cộng đồng?
A. Tạo sự phân hóa trong cộng đồng.
B. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng sống.
C. Làm giảm sự đoàn kết trong cộng đồng.
D. Chỉ có lợi cho cá nhân tình nguyện viên.
Câu 19 (0,25 điểm). Việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng sẽ giúp nâng cao điều gì?
A. Sự hiểu biết và tôn trọng giữa các thành viên trong cộng đồng.
B. Chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân.
C. Sự phân chia giữa các nhóm trong cộng đồng.
D. Các hoạt động không mang tính bền vững.
Câu 20 (0,25 điểm). Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển cộng đồng là gì?
A. Phát triển các chương trình giáo dục và y tế cho mọi người.
B. Chỉ chú trọng vào lợi ích cá nhân.
C. Hạn chế các hoạt động giao lưu và chia sẻ thông tin.
D. Tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng.
Câu 21 (0,25 điểm). Tham gia xây dựng cộng đồng giúp bạn có thể:
A. Làm giàu nhanh chóng.
B. Phát triển kỹ năng và đóng góp tích cực cho xã hội.
C. Lý thuyết suông mà không cần hành động thực tế.
D. Được miễn các nghĩa vụ công dân.
Câu 22 (0,25 điểm). Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ đa dạng sinh học quốc gia ở Việt Nam?
A. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
B. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
C. Bộ Khoa học và Công nghệ.
D. Bộ Y tế.
Câu 23 (0,25 điểm). Phương pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo tồn để phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái do con người tác động?
A. Bảo vệ các loài động vật săn mồi.
B. Tái tạo các loài cây trồng bản địa.
C. Kiểm soát quần thể loài xâm hại.
D. Đánh bắt và nuôi trồng các loài đặc sản.
Câu 24 (0,25 điểm). Khái niệm "biến đổi khí hậu" ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng sinh học?
A. Làm tăng số lượng loài mới xuất hiện.
B. Gây thay đổi về môi trường sống, làm mất đi nhiều loài động vật và thực vật.
C. Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tất cả các loài sinh trưởng.
D. Chỉ tác động đến các loài động vật biển.
Câu 25 (0,25 điểm). Đâu không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng?
A. Mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân.
B. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.
C. Giúp cộng đồng phát triển bền vững.
D. Góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.
Câu 26 (0,25 điểm). Việc hiều rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức sẽ giúp chúng ta
A. trau dồi kĩ năng sống.
B. chủ động và tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội.
C. hiểu rõ mọi người trong đonà thể.
D. trưởng thành hơn.
Câu 27 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải hoạt động truyền thông giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
A. Tìm hiểu về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B. Vẽ tranh cổ động.
C. Thuyết trình về một thế giới hòa bình.
D. Tọa đàm.
Câu 28 (0,25 điểm). Câu tục ngữ sau đây của dân tộc nào?
“Nhìn lên sàn bếp chỉ tháy bồ hóng
Nhìn xuống nền bếp chỉ thấy tro tàn.”
A. Dân tộc Mông.
B. Dân tộc Dao.
C. Dân tộc Tày.
D. Dân tộc Thái.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện sự chủ động, tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong tình huống:
Tình huống: K đang cùng nhóm bạn thực hiện dự án “Thắp sáng ước mơ đến trường” cho những học sinh vùng khó khăn. K muốn kết nối với các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ dự án của mình.
Nếu là K, em sẽ làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, những thách thức lớn nhất trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học hiện nay là gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 5: Chủ động tham gia các hoạt động xã hội | 8 | 0 | 0 | 1 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 5 | ||
Chủ đề 6: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng sinh học | 8 | 0 | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 16 | 1 | 5 | ||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 1 | 12 | 1 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 4,0 | 0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 5 | 12 | 1 | ||||
Chủ động tham gia các hoạt động xã hội | Nhận biết | - Nắm được ý nghĩa, yếu tố, lợi ích khi tham gia xây dựng phát triển cộng đồng. | 8 | C14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 | ||
Thông hiểu | - Xác định và xử lí được tình huống thể hiện sự chủ động, tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong tình huống | 1 | C1 (TL) | |||
Vận dụng | - Biết được ý không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng. - Biết được ý nghĩa việc hiểu rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức sẽ giúp chúng ta. - Biết được ý không phải hoạt động truyền thông giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị. - Xác định được dân tộc. | 4 | C25, 26, 27, 28 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 6 | 16 | 1 | ||||
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng sinh học | Nhận biết | - Biết được hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã. - Biết được biện pháp bảo vệ thế giới động vật, thực vật. - Biết được điều cần làm để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra. - Biết được nguyên nhân làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm. - Biết được vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước. - Biết được hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết được biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 8 | C1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 | ||
Thông hiểu | - Biết được hoạt động không góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học. - Biết được nguyên nhân không dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. - Biết được hoạt động không phù hợp để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Biết được loại sản phẩm không góp phần vào việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. | 4 | C9, 10, 11, 12 | |||
Vận dụng | - Nêu được yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong các khu vực bảo tồn thiên nhiên. - Biết được cơ quan có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ đa dạng sinh học quốc gia ở Việt Nam. - Nêu được phương pháp được sửu dụng trong bảo tồn để phục hồi hệ sinh thái bị suy thái do con người tác động. - Biết được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự đa dạng sinh học. | 4 | C13, 22, 23, 24 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được những thách thức lớn nhất trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học hiện nay. | 1 | C2 (TL) |