Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Dưới đây là giáo án bản word môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 12 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều đủ cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 2: Thay đổi để trưởng thành
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 3: Làm chủ bản thân và sống có trách nhiệm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 5: Chủ động tham gia các hoạt động xã hội
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 6: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng sinh học
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 7: Thị trường lao động và nghề nghiệp trong xã hội hiện đại
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 8: Chọn nghề phù hợp
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 9: Sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp
Giáo án gộp Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều kì I
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI
- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
- Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Hợp tác được với mọi người trong hoạt động và biết giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ bạn bè.
- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể.
- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác cùng bạn trong các hoạt động xây dựng và phát triển truyền thống nhà trường, các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tự chủ và tự học: Tự chủ trong giải quyết vấn đề về xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè và giải quyết mâu thuẫn với bạn bè.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề phát sinh khi tham gia hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, hoạt động Đoàn.
Năng lực riêng:
- Thích ứng với cuộc sống: Tìm hiểu biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn và cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ với thầy cô, các bạn; Thực hiện những hành động cụ thể để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp ở nhà trường; Tìm hiểu biểu hiện của hợp tác với mọi người trong hoạt động; Thực hiện hợp tác với mọi người trong hoạt động; Xác định những mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè; Giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Chia sẻ kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm học; Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổng kết các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong tháng; Đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân, tập thể; Xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.
- Phẩm chất
- Yêu nước: Luôn hợp tác cùng nhau để thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Nhân ái: Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm 12 – Cánh diều.
- Tập hợp các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường để giúp HS nhận ra và có những định hướng cho việc tìm hiểu.
- Thu thập các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường và của các trường khác (nếu được).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm 12 – Cánh diều.
- Thu thập thông tin về các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường từ thầy cô, các anh chị lớp trên.
- Chuẩn bị báo cáo và kết quả đạt được từ các hoạt động xây dựng nhà trường.
- Thực hiện các hoạt động chuẩn bị để tham gia hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp hát, vận động theo bài hát Áo trắng đến trường và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi hát bài này.
- Sản phẩm: HS hát, vận động nhẹ nhàng theo bài hát Áo trắng đến trường và nêu cảm nhận sau khi hát bài hát này.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp hát, vận động theo bài hát Áo trắng đến trường.
https://www.youtube.com/watch?v=YsPWETiUvtY
- Sau khi hát xong bài hát, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi hát bài này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hát, vận động theo bài hát Áo trắng đến trường và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi hát bài hát Áo trắng đến trường.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Áo trắng đến trường là bài hát trong trẻo, vui tươi về tuổi học trò, về bạn bè và thầy cô.
- GV dẫn dắt HS vào chủ đề: Vậy chúng ta cần làm gì để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp ở nhà trường cũng như giải quyết được các mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn.
- Nội dung: GV hướng dẫn tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn theo các nội dung:
- Xác định những biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Trao đổi về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định những biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ: Xác định những biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè: https://youtu.be/tk0TPLLoR1M?si=O-HxcDxFXWYBQv0R Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cặp trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các cặp lần lượt trình bày những biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thầy cô và bạn bè không chỉ đi cùng chúng ta trong một khoảng thời gian ngắn, mà họ còn có thể giúp đỡ ta trong quãng đường dài lâu sau này. Vì vậy, việc giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè là điều quan trọng. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. |
1. Tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn 1.1. Xác định những biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè - Vui vẻ, chân thành trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, các bạn. - Hợp tác với thầy cô, các bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Chia sẻ vui, buồn cùng bạn. - Gần gũi, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với thầy cô. - Cùng nhau giải quyết những bất đồng trong mối quan hệ với thầy cô, các bạn. - Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn. - Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn. - Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn. - ... |
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp là những hành động để tăng cường mối quan hệ với thầy cô và bạn bè. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
1.2. Trao đổi về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn - Tích cực tham gia các hoạt động chung do lớp, trường tổ chức. - Chủ động kết nối, xây dựng các mối quan hệ mới. - Chủ động tháo gỡ khó khăn, mâu thuẫn trong các mối quan hệ. - Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của thầy cô, các bạn. - Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô, các bạn. - ... |
HÌNH ẢNH VỀ CÁCH NUÔI DƯỠNG, GIỮ GÌN VÀ MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ, BẠN BÈ
|
Hoạt động 2. Nhận biết các biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động.
- Nội dung: GV hướng dẫn tìm hiểu nhận biết các biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động theo các nội dung:
- Chỉ ra những biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động.
- Chia sẻ cách em hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động có hiệu quả.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách nhận biết các biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Xác định những biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè: https://youtu.be/tk0TPLLoR1M?si=O-HxcDxFXWYBQv0R Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày những biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi tham gia các hoạt động chung, có thể gặp gỡ, tương tác và chia sẻ trải nghiệm với những người có cùng sở thích. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. |
2. Nhận biết các biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động 2.1. Chỉ ra những biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động - Sẵn sàng nhận nhiệm vụ. - Chủ động trao đổi để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Lắng nghe và điều chỉnh thái độ, hành vi trong hoạt động cho phù hợp. - Thẳng thắn góp ý với mọi người để kịp thời điều chỉnh trong hoạt động. - Tích cực hỗ trợ người khác hoàn thành nhiệm vụ. - Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu/ nhược điểm của mình với thầy cô giáo. - Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ. - ...
|
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cách em hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động có hiệu quả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 4 nhóm tiếp tục thảo luận theo nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Chia sẻ cách em hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về cách em hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động có hiệu quả. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Việc tham gia hoạt động chung có thể tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và thêm hiểu biết lẫn nhau. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tạo ra một môi trường tích cực, thân thiện. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
2.2. Chia sẻ cách em hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động có hiệu quả - Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương án giải quyết. - Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động. - Biết lắng nghe người khác. - Tôn trọng các quyết định chung của nhóm. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nhóm phân công. - Quan tâm hỗ trợ thành viên khác khi cần thiết. - Có trách nhiệm với sản phẩm, kết quả của hoạt động chung. - Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Tôn trọng sự khác biệt. - ...
|
Hoạt động 3. Nhận diện mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè.
- Nội dung: GV hướng dẫn tìm hiểu nhận diện mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè theo các nội dung:
- Kể lại tình huống em có mâu thuẫn với bạn và cách giải quyết của em.
- Trao đổi về những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ với các bạn.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách nhận diện mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Kể lại tình huống em có mâu thuẫn với bạn và cách giải quyết của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Những bất đồng và xung đột là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vì vậy, nhiều người có mong muốn tìm được sự phù hợp cách giải quyết xung đột để hạn chế những rạn nứt, cũng như giúp hai bên ngày càng hiểu nhau hơn. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể lại tình huống em có mâu thuẫn với bạn và cách giải quyết. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn: https://youtu.be/JTZotEWgX_M?si=EfP6erpcAtOMwEPY Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cặp trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các cặp lần lượt trình bày tình huống có mâu thuẫn với bạn và cách giải quyết. - GV yêu cầu các cặp còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các em học sinh ở lứa tuổi học đường là lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lí đang phát triển. Vì vậy, mối quan hệ bạn bè, cách cư xử giữa mọi người xung quanh là khá nhạy cảm. Đôi khi chỉ cần những hành động không vừa lòng nhau một chút có thể dẫn đến mâu thuẫn, xô xát không đáng có và để lại những hậu quả nghiêm trọng. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. |
3. Nhận diện mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè 3.1. Kể lại tình huống em có mâu thuẫn với bạn và cách giải quyết của em - Hoàn cảnh xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân, biểu hiện của mâu thuẫn. - Phản ứng của bạn và bản thân em khi xảy ra mâu thuẫn. - Lời nói, hành động của em để giải quyết tình huống này. - Cảm xúc, suy nghĩ của em trước và sau khi giải quyết mâu thuẫn. - ...
|
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ với các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện: Trao đổi về những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ với các bạn. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về xử lí mâu thuẫn trong làm việc nhóm: https://youtu.be/biCme7R2FAE?si=7q9K3kfVCqNFYPxD (0p30 - 5p40) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ với các bạn. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Thay vì cứ cố để mâu thuẫn xảy ra rồi mới nghĩ cách để giải quyết thì ngay từ ban đầu hãy biết cách kiềm chế bản thân để không xảy ra mâu thuẫn sẽ tốt hơn rất nhiều. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
3.2. Trao đổi về những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ với các bạn - Bất đồng ý kiến. - Trêu đùa quá mức. - Không giữ lời hứa. - Hiểu lầm. - Ghen tị. - Khác biệt về suy nghĩ, tính cách, quan điểm. - Không tôn trọng giới tính của bạn. - ...
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 4. Hợp tác với mọi người trong hoạt động
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với mọi người trong hoạt động.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thể hiện hợp tác với mọi người trong hoạt động theo các nội dung:
- Thực hành hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong các tình huống.
- Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác hiệu quả với mọi người.
- Sản phẩm: Thực hành thể hiện hợp tác với mọi người trong hoạt động trong Tình huống 1, 2, 3 SGK tr.8, 9.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Thực hành hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong các tình huống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1, 2: Thực hành thể hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong tình huống sau:
Tình huống 1: Nhóm Duy được phân công thực hiện một dự án học tập môn Lịch sử. Duy là nhóm trưởng nhận nhiệm vụ tìm hiểu về các địa danh lịch sử ở địa phương, Bình sẽ thu thập thông tin về truyền thống của quê hương, Ngọc có nhiệm vụ tổng hợp và viết báo cáo. Sắp đến ngày nộp bài nhưng Bình và Ngọc vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
+ Nhóm 3, 4: Thực hành thể hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong tình huống sau:
Tình huống 2: Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề “Vẻ đẹp Việt Nam” dưới hình thức biểu diễn nghệ thuật, theo đó mỗi lớp phải có một tiết mục. Phương có khả năng hát rất tốt và muốn tham gia nhưng để có thể đạt được giải cao thì Phương cần một số bạn phụ họa cho tiết mục.
+ Nhóm 5, 6: Thực hành thể hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong tình huống sau:
Tình huống 3: Nhi tham gia tổ chức một chương trình thiện nguyện ở địa phương. Ban tổ chức họp để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Nhi được phân công vào nhóm có nhiệm vụ truyền thông về chương trình để thu hút người dân địa phương tham gia. Tuy nhiên, nhiều bạn trong nhóm trước đây chưa tham gia các hoạt động cộng đồng nên còn bất ngờ.
- GV khuyến khích các nhóm sắm vai và xử lí tình huống, thể hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm thảo luận, tìm ra phương án thể hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động.
- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thể hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong tình huống 1, 2 và 3.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tình huống 1: Bình và Ngọc nhờ các bạn khác trong nhóm cùng làm bài với mình để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch.
+ Tình huống 2: Phương giải thích với các bạn về ý nghĩa của việc tham gia buổi sinh hoạt “Vẻ đẹp Việt Nam” và mời mọi người tham gia múa phụ họa cho tiết mục của mình.
+ Tình huống 3: Nhi hướng dẫn các bạn những công việc cần làm như tìm kiếm tài liệu, hình ảnh trên các trang mạng, nguồn tin nào và phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của các bạn.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác hiệu quả với mọi người
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong các tình huống giao tiếp hằng ngày: Phản hồi kết quả thực hiện.
- GV hướng dẫn HS phản hồi kết quả thực hiện theo gợi ý:
+ Thuận lợi.
+ Khó khăn.
+ Kế hoạch thực hiện hợp tác với mọi người để thực hiện hoạt động trong các tình huống giao tiếp hằng ngày trong thời gian tới.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS liên hệ thực tế, liên hệ kết quả của bản thân đã thực hiện để phản hồi với GV và các bạn trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong phản hồi về kết quả thực hiện.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Kĩ năng hợp tác không chỉ đơn giản là làm việc cùng nhau, mà còn là học cách hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Rèn luyện kĩ năng mềm này chính là chìa khóa giúp đạt được hiệu quả tốt nhất trong mọi mối quan hệ trong công việc, bạn bè, gia đình và cuộc sống.
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 5. Giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn theo các nội dung:
- Trao đổi về cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
- Thực hành giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn ở tình huống.
- Sản phẩm: Thực hành giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn trong Tình huống 1, 2 SGK tr.9.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Trao đổi về cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trao đổi về cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các cặp trình bày cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
- GV yêu cầu các cặp còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn:
+ Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn.
+ Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn.
+ Bày tỏ ý kiến của mình.
+ Bao dung, tha thứ.
+ Tạo niềm tin cho bạn bằng các việc làm cụ thể.
+ Luôn sẵn sàng nói lời xin lỗi.
+ Cẩn thận chọn thời gian thích hợp để nói chuyện.
+ ...
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Thực hành giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn ở tình huống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1, 2: Thực hành giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn trong tình huống sau:
Tình huống 1: An dành rất nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội và được nhiều người biết tới với những bài đăng rất nhiều lượt thích, chia sẻ, bình luận. Dũng nhận thấy việc này ảnh hưởng đến học tập của bạn nên đã góp ý nhưng An không nghe và cho rằng Dũng chỉ đang ghen tị với mình. Vì vậy mà mâu thuẫn giữa hai người bạn thân ngày càng gay gắt.
+ Nhóm 3, 4: Thực hành giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn trong tình huống sau:
Tình huống 2: Nhóm bạn của My rất thân nhau. Tuy nhiên, My thường hay bị các bạn trêu đùa quá đà. Nhiều lúc My cảm thấy không được tôn trọng, bị xúc phạm khi các bạn không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- GV khuyến khích các nhóm sắm vai và xử lí tình huống, thể hiện cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm thảo luận, tìm ra phương án thể hiện cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thể hiện cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn trong tình huống 1 và 2.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tình huống 1: An và Dũng cần bình tĩnh, nói chuyện nhẹ nhàng với nhau. Hai bạn cần nói suy nghĩ của mình để đối phương thấu hiểu.
+ Tình huống 2: My cần nói chuyện với các bạn, bày tỏ cảm xúc của bản thân để các bạn biết và rút kinh nghiệm.
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 6. Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo các nội dung:
- Chia sẻ một hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà em đã tham gia.
- Trao đổi kinh nghiệm về cách tham gia hoạt động Đoàn có ý nghĩa và hiệu quả.
- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và chia sẻ kết quả đạt được.
- Sản phẩm: HS thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tổ chức thực hiện:
.....................
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word hoạt động trải nghiệm 12 sách cánh diều, tải giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều, GA HĐTN 12 CD 2024
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm THPT
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều