Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình
Giáo án Chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Thể hiện sự chăm sóc chu đáo đến các thành viên trong gia đình.
- Thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.
- Thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình và thấy được giá trị của gia đình đối với cá nhân và xã hội.
- Phân tích được chi phí sinh hoạt trong gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi thu nhập thực tế, quyết định chi tiêu và lối sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Xác định biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo các thành viên gia đình.
- Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thể hiện tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề khi gia đình có mâu thuẫn, xung đột.
Năng lực đặc thù:
- Thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được các biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo đến các thành viên gia đình; Biết cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Phân tích ảnh hưởng của thu nhập thực tế, quyết định chi tiêu và lối sống đến chi phí sinh hoạt gia đình; Giới thiệu về gia đình tương lai của em.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Cánh diều.
- Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến chủ đề.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Cánh diều.
- Chuẩn bị một số tình huống có liên quan đến nội dung chủ đề.
- Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính/nam châm dính bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Triển lãm ảnh về đề tài gia đình
- Quy mô triển lãm: Theo khối lớp hoặc toàn trường.
- Thời điểm tổ chức: Kết hợp các thời điểm có thể liên hệ đến chủ đề gia đình như: nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28-6, ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...
- Hình thức thực hiện: Tổ chức triển lãm những bức ảnh đẹp về đề tài gia đình do HS và GV tự chụp hoặc sưu tầm, có ghi chú thích hoặc câu thơ ngắn bình luận cho mỗi bức ảnh. Nhà trường nên khuyến khích cả thầy cô cùng tham gia triển lãm để tạo động lực cho HS.
1.2. Thi trình diễn tiểu phẩm về chủ đề ý nghĩa, vai trò của gia đình trong xã hội
- Nhà trường thông báo nội dung hoạt động trước 1 – 2 tuần để các lớp chuẩn bị và tập luyện cho tiểu phẩm.
- Tổ chức trình diễn tiểu phẩm theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường. Các lớp xây dựng kịch bản và trình diễn tiểu phẩm thể hiện vai trò, ý nghĩa tích cực của gia đình đối với mỗi cá nhân và với xã hội.
1.3. Thi viết thư tay cho một người thân trong gia đình
- Quy mô: Khối lớp hoặc toàn trường (số lượng người tham gia do mỗi lớp tự quyết định).
- Hình thức thực hiện:
+ HS (hoặc GV) viết một bức thư tay gửi cho một người thân trong gia đình. Nội dung thư tuỳ chọn (ví dụ: bày tỏ sự quan tâm, ngưỡng mộ; bày tỏ tình cảm yêu thương; thể hiện sự ân hận, nuối tiếc vì một điều đã từng xảy ra, thể hiện tình yêu, nỗi nhớ với một thành viên đang đi xa,...).
+ Lựa chọn những bức thư cảm động, chân thành để lưu giữ làm kỉ niệm chung của lớp hoặc tham gia vào cuộc thi viết thư liên trường (nếu có).
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH LỚP
2.1. Tọa đàm về giá trị và ảnh hưởng của gia đình trong xã hội hiện đại
- Tổ chức toạ đàm trong nội bộ lớp hoặc có thêm khách mời. Khách mời có thể là đại diện phụ huynh lớp, chuyên gia tâm lí – giáo dục, một GV trong trường,...
- Khuyến khích HS tự xây dựng kịch bản toạ đàm, trong đó các em giữ vai trò chủ đạo. GV tham gia cố vấn, hướng dẫn, hoặc mời khách cùng tham dự tọa đàm. GV chủ nhiệm cũng có thể đóng vai trò khách mời, chia sẻ và trả lời các câu hỏi mà HS quan tâm.
2.2. Trình diễn tiểu phẩm về chủ đề quản lí chi phí sinh hoạt gia đình hiệu quả
- GV nêu chủ đề trình diễn tiểu phẩm.
- Mỗi nhóm tự xây dựng kịch bản và trình diễn một tiểu phẩm về chủ đề lí chi tiêu, thu nhập, sinh hoạt phí của gia đình.
- Khuyến khích HS tự tổ chức và đánh giá hoạt động.
- Khen ngợi những nhóm có kịch bản sáng tạo, phần đóng vai ấn tượng.
2.3. Trao đổi về cách ứng xử phù hợp khi gia đình nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột
- Tổ chức thảo luận bàn tròn hoặc thảo luận nhóm chuyên gia (panel discussion).
- Thảo luận nhóm chuyên gia: Một nhóm gồm 4 – 6 “chuyên gia” do chính HS đóng vai được mời lên ngồi trên sân khấu, cùng trao đổi về vấn đề ứng xử phù hợp khi gia đình nảy sinh mâu thuẫn. HS ngồi dưới quan sát, lắng nghe, ghi chép, đặt thêm câu hỏi cho nhóm chuyên gia để cùng hiểu rõ và mở rộng chủ đề trao đổi.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát tình huống và xác định các xử lí các tình huống.
c. Sản phẩm: HS thảo luận và giải quyết tình huống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ).
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và xác định các xử lí các tình huống dưới đây:
+ Nhóm 1 + 3: Tình huống 1:
Mẹ An bị sốt phải nằm viện để truyền nước và tiêm kháng sinh, cần người nhà trực chiều tối nay để theo dõi thêm. Bố An cũng không khỏe, em của An thì còn nhỏ nên cả hai đều không thể vào viện chăm mẹ được. Ngày mai, An có bài kiểm tra, vì có thói quen tuân thủ thời gian theo kế hoạch nên bạn cũng đã ôn bài, dù chưa kĩ. Vì lo cho bài kiểm tra của con nên mẹ bảo An không cần ở lại bệnh viện với mẹ.
Nếu là An, em sẽ làm gì để thể hiện sự chăm sóc mẹ chu đáo?
+ Nhóm 2 + 4: Tình huống 2:
Cuối tuần, bà nội Phương phải về quê vì có đám giỗ. Phương đã có dự định cùng nhóm sưu tầm tư liệu cho dự án về môi trường. Bố mẹ Phương lại có việc bất khả kháng. Vì thế, bố mẹ dự định thuê xe chở bà về quê nhưng lại rất lo lắng khi bà về một mình mà không có ai đi cùng.
Nếu là Phương, em sẽ làm gì để có thể chăm sóc bà chu đáo?
- GV yêu cầu các nhóm giải quyết tình huống hợp lí, phù hợp với thực tế.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:
+ Nhóm 1 + 2: Tình huống 1: Nếu là An, em sẽ:
- Nhờ các cô chú, dì, bác nếu họ có thể sắp xếp thời gian.
- Thảo luận với giáo viên về tình hình của mẹ và xin phép được dời lại bài kiểm tra nếu có thể.
- Trước khi đến bệnh viện, em có thể sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị thức ăn nhẹ, nước uống cho mẹ.
- Có thể mang theo sách vở đến bệnh viện và tranh thủ thời gian trống để ôn tập thêm.
- Khi không thể có mặt, hãy thường xuyên gọi điện để kiểm tra tình hình của mẹ và trao đổi với người đang chăm sóc mẹ để nắm rõ tình hình.
+ Nhóm 3 + 4: Tình huống 2:
- Thảo luận với nhóm về việc đổi lịch sưu tầm tư liệu sang một ngày khác hoặc dời sang buổi chiều, buổi tối sau khi đã đưa bà về quê an toàn.
- Phân công công việc trong nhóm sao cho Phương có thể hoàn thành phần công việc của mình trước hoặc sau khi đưa bà về quê.
- Có thể nhờ các thành viên khác trong nhóm hỗ trợ phần công việc của mình trong thời gian vắng mặt.
- Có thể nhờ các cô chú, dì, bác nếu họ có thể sắp xếp thời gian.
- Thuê một chiếc xe uy tín, đảm bảo tài xế là người tin cậy. Dặn dò tài xế cẩn thận và cung cấp số điện thoại để tài xế có thể liên lạc với Phương trong suốt chuyến đi.
- Trước khi bà về quê, giúp bà chuẩn bị đồ đạc cần thiết, đảm bảo bà mang theo đầy đủ thuốc men (nếu có) và những vật dụng cần thiết khác.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các đề xuất giải quyết tình huống trên thể hiện sự trách nhiệm, quan tâm tới thành viên gia đình. Để biết rõ hơn về các biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo đến các thành viên gia đình hoặc làm thế nào để giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xác định biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo các thành viên gia đình
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được những biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo đến các thành viên trong gia đình.
- Liên hệ được với những việc làm cụ thể của bản thân thể hiện sự chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn xác định biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo các thành viên gia đình theo các nội dung:
- Trao đổi về những việc làm thể hiện sự chăm sóc chu đáo đến các thành viên gia đình.
- Chia sẻ những việc cụ thể mà em đã làm để chăm sóc chu đáo đến các thành viên trong gia đình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo các thành viên gia đình và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), thảo luận và trình bày những việc em đã làm để chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình lên bảng phụ. - GV khuyến khích HS đóng kịch phân vai, sáng tạo các tình huống để xác định được những biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình. - GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu thêm về những biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình. Video: Phim ngắn cảm động về gia đình gây bão cộng đồng mạng. https://www.dailymotion.com/video/x4u7hk0 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, thảo luận nhóm, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những việc làm thể hiện sự chăm sóc chu đáp lần nhau sẽ giúp cho các thành viên gia đình luôn gắn kết, yêu thương và tạo nên bầu không khí ấm áp, sẻ chia trong mỗi gia đình. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Xác định biểu hiện của việc chăm sóc chu đáo các thành viên gia đình - Nhận biết khi người thân có chuyện buồn để kịp thời động viên, an ủi; - Tự nguyện giúp đỡ người thân vượt qua khó khăn; - Quan tâm, đáp ứng nhu cầu chính đáng của các thành viên gia đình; - Chăm sóc tận tình khi người thân đau ốm; - Chủ động chia sẻ việc nhà; - Kết nối, tạo không khí vui vẻ với các thành viên gia đình; - Chủ động nói lời yêu thương với những người thân trong gia đình; - ... |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về những vấn đề nảy sinh trong gia đình
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng trình bày được những vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống gia đình hằng ngày.
b. Nội dung: GV hướng dẫn tìm hiểu những vấn đề nảy sinh trong gia đình theo các nội dung:
- Thảo luận về những vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống gia đình.
- Chia sẻ suy nghĩ của em về cách xử lí những vấn đề nảy sinh trong gia đình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những vấn đề nảy sinh trong gia đình và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống gia đình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu video cho HS xem để hiểu rõ hơn về những vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống gia đình. Video: Khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái. https://www.youtube.com/watch?v=RdROreFXlvc - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, chia sẻ những vấn để em đã gặp trong gia đình của mình. - GV gợi ý cho HS những câu hỏi thảo luận: + Theo em, vì sao các gia đình lại nảy sinh các vấn đề như vậy? + Có gia đình nào hoàn toàn không gặp phải vấn đề gì cần xử lí không? Vì sao? + Tính cách của mỗi thành viên gia đình có ảnh hưởng gì đến việc nảy sinh vấn đề trong gia đình không? Nêu ví dụ cụ thể. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với con người. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, một số vấn đề dần nảy sinh giữa các thành viên do nhiều nguyên nhân khác nhau. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Tìm hiểu về những vấn đề nảy sinh trong gia đình 2.1.Thảo luận về những vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống gia đình - Khác biệt về nhận thức giữa các thế hệ trong gia đình; - Mẫu thuẫn trong lối sống và ứng xử hằng ngày; - Thiếu sự đồng thuận trọng tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình. - Có sự khác biệt về sở thích giữa các thành viên trong gia đình; - …
| |
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ suy nghĩ của em về cách xử lí những vấn đề nảy sinh trong gia đình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và liệt kê những việc nên và không nên làm khi xử lí các vấn đề nảy sinh trong gia đình. - GV gợi ý câu hỏi thảo luận: + Liên hệ với gia đình mình, em thấy ai thường là người chủ động tìm cách xử lí các vấn đề trong gia đình? Họ đã làm gì để giải quyết vấn đề? + Em học được điều gì khi quan sát cách xử lí vấn đề nảy sinh trong gia đình của các thành viên? + Nêu 2 điều mà em cho là quan trọng nhất cần lưu ý khi xử lí các vấn đề nảy sinh trong gia đình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi tình huống: Nếu là K, em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu rằng: + Em đã hoàn thành xong hết bài tập cần làm. + Trò chơi điện tử sẽ là công cụ giúp em được thư giãn sau những giờ học căng thẳng. + Em luôn ưu tiên việc học lên trên hết và chỉ chơi trò chơi khi có thời gian rảnh. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Mỗi gia đình đều có thể nảy sinh những vấn đề cần giải quyết. Với mỗi vấn đề nảy sinh trong gia đình, ta đều cần phải nhận diện và tìm ra cách giải quyết sao cho hợp lí để lấy lại không khí hoà thuận và không gây tổn thương cho những người thân yêu. - GV đưa ra kết luận chung: + Khi gia đình nảy sinh vấn đề, luôn cần có người chịu trách nhiệm xử lí (hoặc chủ động kêu gọi mọi người cùng nhau hợp tác để xử lí) vấn đề đó, trước khi để nó dẫn đến những hậu quả không mong muốn. + Vấn đề nảy sinh nếu được các thành viên quan tâm xử lí sớm và theo những cách tích cực, có thể giúp cho các thành viên hiểu nhau, cảm thông với nhau hơn, tránh được những mâu thuẫn lớn. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2.2. Chia sẻ suy nghĩ của em về cách xử lí những vấn đề nảy sinh trong gia đình - Những việc nên làm: + Bình tĩnh xem xét khi có vấn đề phát sinh; + Tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tìm người để đổ lỗi; + Lắng nghe người thân với sự tôn trọng, yêu thương; + Diễn đạt rõ điều mình mong muốn; + Tìm kiếm cách giải quyết mang lại lợi ích cho tất cả thành viên liên quan; + Sẵn sàng nhận lỗi và tiếp thu đóng góp; + … - Những việc không nên làm: + Nóng nảy, ngắt lời người thân; + Tìm người để đổ lỗi cho việc đã xảy ra; + Dùng ngôn từ xúc phạm; + Chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân; + Bỏ đi và không chịu nói chuyện với ai; +...
|
Hoạt động 3. Xác định vai trò, trách nhiệm bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình.
- Liên hệ được với những việc làm cụ thể của bản thân thể hiện vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức cuộc sống gia đình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn xác định vai trò, trách nhiệm bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình theo các nội dung:
- Xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân em trong việc tổ chức cuộc sống gia đình.
- Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong tổ chức cuộc sống gia đình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về xác định vai trò, trách nhiệm bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đìnhvà chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Nhiệm vụ 1: Xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân em trong việc tổ chức cuộc sống gia đình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Em hãy viết ra giấy những vai trò, trác nhiệm của bản thân em trong việc tổ chức cuộc sống gia đình. - GV đưa ra gợi ý câu hỏi thảo luận: + Vì sao mỗi chúng ta cần có trách nhiệm trong việc tổ chức cuộc sống gia đình? + Cuộc sống gia đình được tổ chức tốt sẽ mang lại lợi ích gì cho mỗi thành viên? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi thành viên đều cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình để cùng nhau vun đắp mối quan hệ gia đình yên ấm, tốt đẹp. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3. Xác định vai trò, trách nhiệm bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình 3.1.Xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân em trong việc tổ chức cuộc sống gia đình - Lập thời gian biểu cho việc thực hiện các công việc trong gia đình; - Chia sẻ việc nhà với các thành viên gia đình; - Giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên gia đình hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình; - Phát hiện và xử lí được các sự cố đơn giản của đồ dùng, thiết bị trong gia đình; - Tham gia các hoạt động giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình; - Cân đối thời gian học tập của bản thân với việc tham gia các hoạt động tổ chức cuộc sống gia đình; - Luôn lắng nghe những tâm sự của các thành viên trong gia đình; - … | |
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong tổ chức cuộc sống gia đình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4-6) nhóm, đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Em hãy liệt kê những việc bạn nhỏ trong đoạn thơ đã làm khi mẹ vắng nhà? Em có suy nghĩ gì về bạn nhỏ ấy?
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận, liên hệ bản thân và chia sẻ những việc em đã làm thể hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong tổ chức cuộc sống gia đình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: + Trong đoạn thơ trên, bạn nhỏ đã làm những việc như luộc khoa, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng. + Đó là một bạn nhỏ chăm chỉ, hiếu thảo, biết giúp đỡ gia đình. - GV mời một số HS chia sẻ những việc em đã làm thể hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong tổ chức cuộc sống gia đình. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Cùng nhau tham gia vào việc tổ chức cuộc sống gia đình từ những việc làm nhỏ nhất sẽ giúp gắn kết các thành viên lại gần nhau hơn. - GV đưa ra kết luận chung: Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm trong việc cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình. Cuộc sống gia đình được tổ chức tốt sẽ đem lại sự yên tâm cho các thành biên và tạo nên bầu không khí gia đình hoà thuận, ấm áp. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3.2. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong tổ chức cuộc sống gia đình - Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân. - Cùng thực hiện các công việc gia đình. - Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình. - Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình. - Chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, người thân. |
Hoạt động 4. Nhận diện giá trị của gia đình với cá nhân, xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng trình bày được những giá trị cơ bản của gia đình với mỗi cá nhân nói riêng, với cộng đồng và xã hội nói chung.
b. Nội dung: GV hướng dẫn nhận diện giá trị của gia đình với cá nhân, xã hội theo các nội dung:
- Tranh biện về giá trị của gia đình với cá nhân, xã hội.
- Xác định các giá trị của gia đình với cá nhân và xã hội,
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách nhận diện giá trị của gia đình với cá nhân, xã hội và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều