Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
Câu 2: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải
A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.
B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.
C. đặt vật sát vào mặt kính.
D. đặt vật bất cứ vị trí nào.
Câu 3: Số bội giác của kính lúp
A. càng lớn thì tiêu cự càng lớn.
B. càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ.
C. và tiêu cự tỉ lệ thuận.
D. càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ.
Câu 4: Nhận định nào không đúng?
Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy
A. ảnh cùng chiều với vật.
B. ảnh lớn hơn vật.
C. ảnh ảo.
D. ảnh thật lớn hơn vật.
Câu 5: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì
A. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x.
B. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
C. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x.
D. không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó.
Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm
B. không thay đổi
C. giảm bấy nhiêu lần
D. tăng bấy nhiêu lần
Câu 7: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 lần
B. Tăng 3 lần
C. Không thay đổi
D. Tăng 1,5 lần
Câu 8: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng?
A. Cả hai kết quả đều đúng
B. Cả hai kết quả đều sai
C. Kết quả của b đúng
D. Kết quả của a đúng
Câu 9: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:
A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ
C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ
Câu 10: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế
Câu 11: Hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4 A. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15 Ω.
B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.
C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60 V.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 20 V.
Câu 12: Cho hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp với nhau vào hiệ điện thế U. Biết R1 = 10Ω chịu được dòng điện tối đa là 3A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa là 2A. Trong các giá trị hiệu điện thế dưới đây giá trị nào là hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó, để khi hoạt động không điện trở nào bị hỏng?
A. 30V.
B. 60V.
C. 80V.
D. 200V.
Câu 13: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.
A. 10 Ω
Β. 12 Ω
C. 15Ω
D. 13Ω
Câu 14: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:
A. R = 9 Ω; I = 0,6A
B. R = 9 Ω; I = 1A
C. R = 2 Ω; I = 1A
D. R = 2 Ω; I = 3A
Câu 15: Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?
A. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng.
C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................